Sông núi nước nam
Tổ quốc - Đất nước - Non sông - Quê hương... là những danh từ thiêng liêng, cao quý nhất trong đời sống con người. Sông núi nước
Sông là nước, núi là đá. Nếu ta chỉ nhìn chúng ở dạng vật thể, vật chất một cách đơn lẻ thì thấy chúng thật giản di bình thường, thậm chí tầm thường như bao thứ vật thể vô tri vô tâm, vô linh khác ở trên đời. Hãy tưởng tượng một viên đá lăn lớn ở ven đường, một hòn núi ở một nơi nào đó vô tình bước lữ hành ta gặp, và nhìn xem một vũng nước, một con sông ở một nơi xa lơ xa lắc xứ quê nào... Có gì thân thuộc lay động tâm can con người đâu nhỉ? Nhưng lạ lùng khi từ sông và núi kia được đặt bên nhau trong nghĩa Tổ quốc - Quê hương thì xiết bao lay động lòng ta. Mắt ta bỗng rưng dòng lệ vui sướng hay hờn căm lo nghĩ khi núi sông có niềm biến đổi. Con người trước núi sông bao đời trong tình cảm hiến dâng. Lao động - dựng xây - hy sinh - dâng hiến. Đã bao sức lực, mồ hôi của con người đổ xuống cho cuộc xây dựng sông núi. Và đã bao dòng lệ, dông máu thắm tươi đổ xuống vì sự trường cửu yên bình của non sông gấm vóc.
Xét về mặt ngữ nghĩa, tôi thường hay tự hỏi, sao người xưa đã lấy chữ sông - nước, núi - đá đặt nghĩa tượng hình cho xứ sở riêng? Gọi là đá - nước thì ý nghĩa thiết thực hơn. Bới đất gần chặt với đời sống muôn loài trong việc quần cư, cộng sinh, mùa vụ. Còn núi ý nghĩa là sao? Có một quan niệm giải thích chữ núi rất gần với ý nghĩa chữ đắt, là ở sách Dịch. Trong dịch có quái cấn: cấn vi sơn (núi), cấn - sơn thuộc hành thổ - đất. Và cấn còn có nghĩa là đậu lại, ngưng chỉ lại. Với sự tương liên chữ nghĩa vậy mà người xưa đã dùng có chữ núi để định thế núi - sông chăng? Nhưng thôi, hãy xem đây chỉ là sự khơi gợi, luận bàn. Ta cứ xét chữ núi một cách độc lập trong thế tượng hình của nó sừng sững, uy nghi trụ giữa gầm trời kia.
Trên mặt đất này, trong thế giới vật thể không gì to lớn, kỳ vĩ hơn núi. Những dải núi đập trùng, những ngọn núi cao ngất đã hàng đời và sẽ mãi mãi còn ẩn giấu bí mật. thách thức ý chí con người. Núi chứa vô vàn bí ẩn mà núi cứ như không. Núi lớn lao, bền vững mà núi cứ như không. Cái tư thế "vô vi mà đại định” (thơ
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ chư nước trong nguồn chảy ra
Là người Việt
Ở quê hương, xứ sở ta sự gắn bó thiết thân máu thịt tình sông - núi với con người là vô cùng sâu nặng. Có ở nơi nào trên trái đất này đã ngàn đời lấy thế núi - sông làm lũy thành phên đậu mà giữ gìn lấy đất đai Tồ quốc. Kia ải Chi Lăng, đèo Mã Phục, dải
Lấy núi làm cha, sông làm mẹ. Núi ngăn bước thù, sông trôi máu giặc. Núi che gió bão, sồng chở phù sa. Còn ở nơi nào nghĩa núi - sông gắn bó với con người hơn thế nữa. Hơn là không ở xứ sở nào nghĩa núi - sông mang một ý nghĩa lớn lao, sâu xa hơn xứ sở Nam Quốc Sơn Hà thiêng liêng này.
Nội dung khác
Tạ Đình Đề và nỗi ám ảnh của Lưu Quang Vũ
01/05/2018PGS. TS. Lưu Khánh ThơNhững dòng nhật ký của Lưu Quang Vũ trước lúc nhập ngũ
17/04/2018Lưu Quang VũBánh Trôi, Bánh Chay - Tết Hàn thực của người Việt và sự ngộ nhận
14/04/2021Tri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên CườngThư gửi robot Citizen: Sống trong tín ngưỡng
13/04/2021Xuân AnChúng ta thoát thai từ đâu? Phát hiện sửng sốt từ dãy Himalaya (P2)
12/04/2021Thiện Tâm tổng hợpTrí thức và thói háo danh
05/02/2018Vương Trí NhànCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương HiệuBa yếu tố làm nên thành công của doanh nhân
29/07/2005Nguyễn Trần BạtClip: Chúng ta luôn bên nhau
01/01/1900