Tác động của toàn cầu hóa đến an ninh các quốc gia và khu vực
Một số khái niệm
An ninhlà điều kiện tiền đề để cho loài người tồn tại có trật tự. Một cá nhân muốn sinh tồn thì phải có điều kiện tự nhiên của an ninh. Một xã hội muốn sinh tồn thì ngoài những điều kiện tự nhiên tất yếu của nó còn cần phải có cả điều kiện xã hội của an ninh, bao gồm quốc gia có đủ điều kiện để bảo vệ được mọi thành viên xã hội. Một quốc gia muốn sinh tồn thì ngoài việc cần phải có đầy đủ các điều kiện trong nước đối với an ninh, còn cần phải có một môi trường an ninh quốc tế.
Các chuyên gia cho rằng, một quốc gia cần phải hội đủ bốn yếu tố là: phải có một số lượng dân cư nhất định, một lãnh thổ nhất định, một tổ chức chính quyền nhất định và đồng thời phải có chủ quyền. Bốn yếu tố này không thể thiếu được đối với an ninh quốc gia. Ba yếu tố cư dân, lãnh thổ, chính quyền, quốc gia phải bảo vệ bàng được. Vì, nếu một khi quốc gia bị mất đi một trong ba yếu tố đó thì không còn là quốc gia nữa. Yếu tố chủ quyền cũng giống như ba yếu tố trên, ngoài những đặc điểm cần có không thể thiếu được, nó còn có thuộc tính riêng tự thân để trở thành nguyên nhân của việc quốc gia không được an ninh. Không nghi ngờ gì nữa, bảo đảm an ninh là trách nhiệm quan trọng nhất của quốc gia, đối với khu vực là trách nhiệm của khu vực.
Toàn cầu hóa(Globalization) là "một xu hướng làm các mối quan hệ trở nên ít bị ràng buộcbởi địa lý lãnhthổ", xuất hiện đầu tiên trong từ điển Anh vào năm 1961 và được sử dụng phổ biến từ khoảng cuối thập niên 1980 trở lại đây để diễn đạt một nhận thức mới của loài người về một hiện tượng, một quá trình quan trọng trong quan hệ quốc tế hiện đại.
Khu vực hóalà khái niệm được sử dụng để chỉ một hiện tượng hay khuynh hướng hợp tác hoặc liên kết giữa các nước và hình thànhnhững nhóm hoặc tổ chức khu vực hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Khái niệm này đã có từ lâu, đặc biệt được nghiên cứu và viết nhiều sau Chiến tranh thế giới thứ hai với sự nổi lên của các xu hướng các nước tập hợp thành những nhóm khu vực ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Khu vực hóa là "sự dịch chuyển của hai hoặc nhiều xã hội
Toàn cầu hóa và khu vực hóalà quá trình hình thành và phát triển các thị trường toàn cầu và khu vực trước hết về kinh tế, giữa các nước thông qua sự gia tăng các luồng giao lưu hàng hóa và nguồn lực vượt qua hiên giới giữa các quốc gia cùng với sự hình thành các định chế, tổ chức quốc tế nhằm quản lý các hoạt động và giao dịch kinh tế quốc tế.
Đánh giá tác động của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế rất là khác nhau giữa các nước, nhóm nước và nhóm xã hội trong mỗi nước. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế có những tác động hết sức sâu sắc đến hầu hết mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của từng nước và toàn bộ các mối quan hệ quốc tế. Tùy thuộc vào nhận thức và lợi ích mà họ được hướng hoặc mất đi trong quá trình này, những người được lợi thì ủng hộ, những người thua thiệt thì phản đối.
Các quan điểm khác nhau về toàn cầu hóa. Những ngườicó quan điểm trung dungcho rằng, toàn cầu hóa là một xu thế phát triển tất yếu của lịch sử, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, vừa có những tác động tích cực và tiêu cực đối với tất cả các nước. Dù sao cũng không thể phủ nhận xu thế toàn cầu hóa. Vấn đề đặt ra với các nước là làm thế nào để tận dụng tết nhất các cơ hội do quá trình này tạo ra và đối phó hiệu quả với những thách thức.
Phái lạc quan ủnghộ toàn cầu hóacho rằng toàn cầu hóa và hội nhập đã lạo ra những khả năng mới để nâng cao năng suất, sản lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường cho hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố sản xuất. Do vậy, tăng khả năng tiêu thụ và tiếp cận các nguồn lực cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh (nguyên liệu, vốn, công nghệ...), tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy sản xuất phát triển, cải thiện mức sống trên loàn thế giới nhờ tăng trưởng kinh tế và khả năng để mọi người được tiếp cận những hàng hóa, dịch vụ đa dạng phong phú với giá cả hợp lý hơn. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế không phải là nguyên nhân gây ra thất nghiệp và phát triển không đồng đều, mà chúng lại giúp tạo khả năng giải quyết những vấn đề đó.
Những người thuộc trường phái chống toàn cầu hóacho rằng, quá trình này gây ra nhiều tác động tiêu cực về kinh tế, chính trị, xã hội đối với các nước và những tầng lớp dân chúng trong xã hội. Những mặt trái của nó gây nhiều tác hại làm cho nhiều Công ty, Xí nghiệp bị phá sản và hàng loạt người lao động mất việc làm, ngay cả những người lao động tại các nước đang phát triển cũng mất việc làm vì sự cạnh tranh cao của lao động giá rẻ ở các nước đang phát triển, làm gia tăng sự bóc lột và bất công trong mỗi xã hội và giữa các nước, làm khoét sâu hố ngăn cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội và giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển, đe dọa nền dân chủ và sự ổn định xã hội, uy hiếp độc lập tự chủ các quốc gia, phá hoại truyền thống văn hóa và bản sắc dân tộc, phá hủy hoại môitrường và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, là nguyên nhân gây khủng hoảng tài chính và kinh tế. Nhiều nhà phân tích cho rằng, các nước đang phát triển chính là các nước phải gánh chịu những thua thiệt và bất lợi lớn nhất.
Thật khó có kết luận chính xác trong cuộc tranh cãi giữa các quan điểm khác nhau về toàn cầu hóa. Dựa trên những quan điểm lý luận về kinh tế, xã hội và kết quả của các công trình nghiên cứu thực tiễn, chúng tôi nêu một số tác động và hệ quả chủ yếu của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Tác động của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tếđối với an ninh của các quốc gia.
Quan niệm về an ninh
An ninh quân sự,liên quan đến cảm nhận về sự tồn tại của các mối đe dọa, tấn công, xâm lược của các lực lượng quân sự làm tổn hại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
An ninh chính trịliên quan tới sự ổn định chính trị, sự tồn tại các thiết chế chính trị, hệ thống nhà nước và các ý thức hệ là nền tảng tư tường của quốc gia.
An ninh kinh tếliên quan đến khả năng tiếp cận các nguồn lực, tài chính, thị trường cần thiết bảo đảm cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế, phúc lợi nhân dân và sức mạnh của Nhà nước, có thể ngăn ngừa và đối phó có hiệu quả với những biến động của môi trường trong nước và quốc tế, góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị - xã hội và tăng cường khả năng quốc phòng. An ninh kinh tế bao hàm cả an ninh năng lượng, an ninh lương thực và an ninh tài chính.
An ninh xã hộigắn với sự duy trì và bảo vệ hợp lý và phù hợp với tiến trình phát triển các giá trị cơ bản của cộng đồng các dân tộc trong mỗi quốc gia, như ngôn ngữ, tôn giáo, truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc, phong tục tập quán.
An ninh môi trườngliên quan đến việc duy trì và bảo vệ hệ thống sinh thái, môi trường bảo đảm cho con người có thể sống yên ổn và hoạt động bình thường.
An ninh con ngườiliên quan đến sự bảo vệ các quyền của con người chống lại những vi phạm từ phía nhà nước hay xã hội (
Những tác động đến vấn đề an ninh quốc gia và khu vực.
An ninh quân sự, an ninh kinh điển trong thời đại công nghệ cao.
Bắt đầu từ thập kỷ 70 thế kỷ XX, cuộc cách mạng công nghệ mới lấy công nghệ cao làm trung tâm, các nước trên thế giới đều lấy công nghệ cao là lực lượng sản xuất trên mặt kinh tế, là sức mạnh răn đe, là sức mạnh chiến đấu về mặt quân sự, là lực lượng ảnh hưởng về mặt chính trị và là lực thúc đẩy tiến bộ xã hội. Ngày nay, các quốc gia phát triển trên thế giới, để tăng trưởng sức mạnh tổng hợp của mình, đã không còn hạn chế ở việc bành trướng quân sự, như đánh thành, cướp đất, tranh giành phạm vi thế lực hoặc cạnh tranh kinh tế theo ý nghĩa thông thường mà nó đã hòa trộn trong sự đọ sức của nhiều lĩnh vực lấy công nghệ cao và đồng thời cũng làm cho các lĩnh vực, kinh tế, quân sự đan xen nhau, tiến hành cạnh tranh mang tính chiến lược toàn cầu, lấy sức mạnh tổng hợp của quốc gia làm mục tiêu, tạo nên những thay đổi trong mọi lĩnh vực.
Phát triển công nghệ cao sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực quân sự: công nghệ cao có đủ các đặc điểm quần thể hóa, tổ hợp hóa, trí năng hóa, sản nghiệp hóa... nó tràn ngập vào mọi phương diện xã hội. Trong đó, công nghệ thông tin là nòng cốt của nhóm công nghệ cao và xu thế toàn cầu hóa của cuộc cách mạng thông tin đang đưa loài người tiến đến xã hội thông tin hóa. Về mặt quân sự phát triển quân sự vốn rất gắn bó với khoa học công nghệ, nay công nghệ cao làm cỗ máy cho quân sự phát triển gấp bội.
Phát triển công nghệ cao có nhiều ảnh hưởng lớn đến an ninh quân sự khu vực. Sự phát triển của khoa học công nghệ và tiến bộ của công nghệ quân sự trực tiếp làm nổ ra các cuộc cách mạng quân sự mới rộng lớn, làm cho các hoạt động quân sự phải chịu những tác động với mức độ chưa từng có. Sự ứng dụng công nghệ thông tin một cách rộng rãi trong lĩnh vực quân sự đã dẫn đến việc phát triển hệ thống vũ khí có sự thay đổi căn bản, thậm chí là có bước nhảy vọt vượt thời đại. Sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại cũng làm cho cục diện quân sự thế giới nổi lên một xu thế phát triển vừa đơn cực vừa đa cực, hình thành một an ninh quân sự kiểu mới "vừa hiệp đồng hợp tác, vừa cạnh tranhđối kháng, trong đó lấy hợp tác là chủ yêsu"(Vương Dật Châu, 2004). Phát triển của công nghệ cao làm cho cảnh tượng sắp tới của hòa bình và chiến tranh lẫn lộn với nhau, dẫn đến tình hình tổng thể của an ninh khu vực và thế giới trong thế kỷ XXI sẽ càng phức tạp và biến hóa đa dạng.
An ninh thị trường
Quá trình toàn cầu hóa có xu hướng thống nhất các thị trường quốc gia thành thịtrường khu vực và toàn cầu, làm cho sự phân công lao động quốc tế trở nên sâu rộng. Do vậy, làm cho các nước trở nên tùy thuộc lẫn nhau ở mức độ cao hơn. Với sự phát triển đa dạng của các công ty xuyên quốc gia, thế giới gắn kết chặt chẽ hơn. Thực tế không nước nào phát triển mà không gắn kết với thị trường, vốn và công nghệ của các nước khác. Sự phát triển về an ninh thị trường của các quốc gia này càng phụ thuộc vào nhau hơn. Khó có sự phát triển bền vững về an ninh cho một số hoặc một quốc gia nếu bị thất bại về kinh tế.
An ninh kinh tế và ảnh hưởng củanó đối với an ninh khu vực
Cùng với sự phát triển của xu thế toàn cầu hóa và tri thức hóa kinh tế, ngày càng có nhiều người nhận thức rõ hơn về mối đe dọa đối với các nước không phải là sự tiến công xâm lược về quân sự nữa mà chính là sự tụt hậu về phát triển, nghèo đói và kém khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Nước nào có nền kinh tế phát triển bền vững, làm chủ được khoa học công nghệ, có năng lực cạnh tranh quốc tế cao, hội nhập tết với nền kinh tế thế giới và khu vực, về cơ bản sẽ đạt mức độ an ninh cao. Như vậy, trong một thế giới toàn cầu hóa và tri thức hóa, hầu như tất cả các nước đều dành ưu tiên hàng đầu cho phát triển kinh tế và đặt vấn đề an ninh kinh tế là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của chiến lược an ninh quốc gia.
Vấn đề an ninh kinh tế đang thay đổi cục diện chiến lược quốc tế, thay đổi hình thái đối kháng quốc tế như các thủ đoạn cấm vận kinh tế và thường dễ đi đến kết cục là thỏa hiệp. Vấn đề an ninh kinh tế đã thay đổi phương thức và mục tiêu hành động.Suy tính từ khía cạnh an ninh kinh tế, lực lượng an ninh các nước sau chiến tranh lạnh bao gồm quân đội, cơ quan tình báo, đã liên tiếp có sự điều chỉnh tương đối lớn về phương thức và mục tiêu hành động. Các quan chức của nhiều nước đã từng công khai tuyên bố cơ quan tình báo của mình phải phục vụ cho lợi ích kinh tế của mình, lợi ích cho xí nghiệp của mình. Hiện nay, chiến tranh tình báo kinh tế có thể chia làm hai loại: một là "chiến tranh tình báo vĩ mô", tức là nấm rõ hành động và chính sách lớn liên quan đến phát triển kỹ thuật và công nghệ toàn cầu và khu vực của quốc gia, hai là "chiến tranh tình báo vi mô ", nghĩa là tập trung thu thập tình báo kinh tế, khoa học công nghệ để phục vụ cho xí nghiệp nước mình.
Văn hóa truyền thông và bản sắc dân tộc
Vấn đề gìn giữ văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc ngày càng trở thành mối quan tâm của các nước và có xu hướng được coi là một nội dung của khái niệm an ninh quốc gia. Bởi quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng giao lưu quốc tế và tính đồng nhất trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội. Các nền kinh tế mạnh ảnh hưởng nhiều đến các nước khác. Nhiều giá trị vốn dĩ xuất phát từ một nước, thông thường là những nước lớn, có nền kinh tế mạnh, được thừa nhận và trở thành những giá trị gần như
Vấn đề môi trường
Sự phát triển toàn cầu hóa đã và đang tác động đến môi trướng, nhất là các nước đang phát triển. Sự phát triển kinh tế và quá trình công nghiệp hóa ở các nước làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, rừng bị tàn phá, không khí và các nguồn nước bị ô nhiễm. Từ đó trực tiếp hay gián tiếp dẫn đến lũ lụt lớn thường diễn ra ở nhiều nơi, hiện tượng thiếu nước sinh hoạt, sa mạc hóa đất đai... đe dọa an toàn cuộc sống con người và ảnh hướng xấu đến các hoạt động kinh tế-xã hội. Từ đó an ninh môi trường là vấn đề cấp thiết cần được quan tâm hàng đầu.
An ninh sinh thái là loại an ninh có tính tập thể, ảnh hường của nó sẽ không hạn chế trong một quốc gia và trong một khu vực mà nó còn lan rộng sang khu vực khác, thậm chí có tính toàn cầu. Vì thế, trước những thách thức về môi trường và tài nguyên chỉ có thể là hợp tác quốc tế. Nếu dùng đối kháng thì không những chẳng giải quyết được vấn đề, mà ngược lại sẽ còn làm cho tình hình thêm xấu đi. Vấn đề môi trường nảy sinh trong một quốc gia những ảnh hưởng đến toàn cầu, như vấn đề cháy rừng, sinh ra lượng lớn khí cacbonic làm cho trái đất nóng lên... Nếu môi trường thoái hóa nghiệm trọng do tăng trướng dân số, hoặc do tài nguyên cạn kiệt, dẫn đến sự di dân ở các quốc gia và khu vực, nhất định sẽ hình thành sự đe dọa đến tính ổn định quốc tế.
Ngày nay có nhiều nước đặt vấn đề an ninh môi trường lên vị trí quan trọng trong chính sách và gắn an ninh môi trường với an ninh quốc gia. Bởi kẻ thù bây giờ hoàn toàn khác, nó nằm chính trong môi trường tự nhiên - xã hội, gắn chặt chẽ với đời sống hoạt động kinh tế - xã hội của mỗi cộng đồng dân cư. Đối phó với những đe dọa môi trường hoàn toàn khác đối phó quân sự, chính trị.
Mối quan hệ chủ yếu của vấn đề môi trường với an ninh, các vấn đề nghèo khổ, không công bằng, thoái hóa môi trường và xung đột tác động lẫn nhau
Vấn đề an ninh con người
Sự phát triển của xu thế toàn cầu hóa làm cho việc giao lưu giữa các quốc gia cũng như giữa các công dân của các nước với nhau ngày càng trở nên thuận tiện và chặt chẽ thông qua phương tiện truyền thông, thư tín, điện thoại, fax, internet, du lịch, làm ăn...Điều này cùng với quá trình tự do hóa và phát triển kinh tế thị trường bén trong mỗi nước sẽ góp phần làm tăng nhận thức của mỗi cá nhân về thế giới và xã hội, đặc biệt về vấn đề dân chủ và quyền con người. Thực tế trên thế giới những năm qua cho thấy, vấn đề an ninh con người được quan tâm nhiều hơn, thậm chí còn cho rằng vấn đề an ninh con người là mục tiêu hàng đầu về vấn đề an ninh quốc gia. Suy cho cùng, quan điểm nhấn mạnh an ninh con người là nhấn mạnh dựa trên sự tôn trọng cá nhân, là thành tố quan trọng nhất của xã hội.
Sự ổn định và trật tự xã hội và cuộc sống yên bình
Sự phát triển của toàn cầu hóa và hội nhập tạo điều kiện cho sự phát triển và lan truyền của nhiều tệ nạn, như mại dâm, buôn bán và sử dụng ma túy, tội phạm quốc tế, khủng bố quốc tế, làm tăng mối đe dọa tới sự ổn định và trật tự xã hội và cuộc sống yên bình, an toàn của con người.
Cơ hội và thách thức
Dưới tác động chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, xu hướng hòa bình hợp tác phát triển và vai trò to lớn của các Công ty xuyên quốc gia, quá trình toàn cầu hóa ngày nay đã đạt đến một đỉnh cao mới và trở thành xu thế bao trùm trong quan hệ quốc tế Tình hình này có tác động sâu rộng tới mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội trong các nước cũng như quan hệ giữa các quốc gia. An ninh quốc gia và an ninh quốc tế đứng trước những biến chuyển mới bao gồm cả cơ hội và thách thức. Quá trình toàn cầu hóa làm ra đời và củng cố mạng lười dày đặc các thiết chế quốc tế, đặc biệt là các tổ chức quốc tế trong mọi lĩnh vực. Vai trò ngày càng tăng của các tổ chức quốc tế trong quan hệ quốc tế góp phần hạn chế và giúp giải quyết xung đột giữa các nước, duy trì và củng cố hòa bình, an ninh quốc tế. Thông qua các thiết chế và tổ chức quốc tế này các nước, đặc biệt là các nước vừa và nhỏ, có khả năng bảo vệ tốt hơn lợi ích quốc gia cũng như an ninh của mình và có vị thế ít bất lợi hơn trong quan hệ với các nước lớn. Xu thế toàn cầu hóa cũng tạo ra những cơ hội quan trọng như thị trường, vốn, công nghệ, cạnh tranh nâng cao hiệu quả kinh tế...mà các nước có thể tận dụng để phát triển kinh tế xã hội, tạo cơ sở để đảm bảo an ninh quốc gia.
Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng đặt các nước trước rất nhiều thử thách đe dọa chính trị,an ninh của quốc gia nếu bản thân họ không kiểm soát và xử lý tết các vấn đề nảy sinh. Những thách thức này rất đa dạng, liên quan đến nhiều lĩnh vực.
Về kinh tế,thách thức lớn nhất là vấn đề cạnh tranh quốc tế, làm thế nào để nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và doanh nghiệp trong nước trước các đối thủ cạnh tranh nước ngoài trong điều kiện toàn cầu hóa và mở cửa là một bài toán khó. Đặc biệt là các nước đang phát triển. Để thích ứng với xu thế toàn cầu hóa, các nước đều phải tiến hành các điều chỉnh và cải cách cần thiết từ cơ cấu kinh tế, đầu tư đến các chính sách kinh tế vĩ mô, hệ thống luật lệ và thực hiện các chính sách và luật lệ để tạo môi trường kinh doanh và đầu tư thông thoáng, thuận lợi cho việc thu hút đầu tư và các hoạt động kinh tế, đồng thời phù hợp với luật chơi chung của thế giới. Đây là vấn đề khó khăn đòi hỏi các nước phải đối mặt. Sai lầm trong bước đi và phương thức tiến hành có thể dẫn đến những hậu quả tai hại, thậm chí cả những đổ vỡ về kinh tế, xã hội.
Về chính trị,quá trình toàn cầu hóa đặt ra những vấn đề phải xử lý, liên quan đến độc lập chủ quyền, đến hệ thống chính trị và các thiết chế xã hội. Tính độc lập của mỗi quốc gia sẽ bị thách thức bởi sự gia tăng tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia. Thẩm quyền và khả năng hành xử
Trong thời đại khoa học công nghệ và kinh tế toàn cầu hóa, an ninh thật sự của một quốc gia là phải đảm bảo kết hợp được sự cải thiện sức mạnh tổng hợp quốc gia với mở cửa ra bên ngoài. Suy cho cùng, an ninh không tách rời vấn đề cùng tham gia và cùng hợp tác, không thể không gắn liền những đặc điểm của thời kỳ mới. Việc thực hiện an ninh khu vực, an ninh quốc tế càng phải dựa vào sự xác lập quan niệm an ninh kiểu mới, càng phải dựa vào "ý thức cùng hội cùng thuyền " giữa các nước trước những vấn đề chung mà nhân loại gặp phải để giải quyết vì hạnh phúc nhân loại.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVăn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường