Ứng xử với thông tin
Khái niệm “công dân IT” (Information Technology) gợi mở nhiều suy nghĩ về vấn đề kiểm soát thông tin và sở hữu thông tin trong một bối cảnh toàn cầu hóa, công nghệ hóa, vi tính hóa hôm nay.
Có những tin tức mà chúng ta muốn bí mật hóa nhưng sự bùng nổ của Internet lại khiến nó bị công khai hóa. Thậm chí trong rất nhiều trường hợp sự công khai hóa luôn đi kèm với xu thế đẩy tin tức ra xa bản chất của nó. Nghĩa là tin tức bị biến dạng, bị nói phóng lên, nói khác đi nhằm một dụng ý xấu nào đó.
Lúc ấy, giá như chúng ta không bí mật, giá như chúng ta cũng công khai hóa thông tin thì những công dân IT (và chắc chắn là cả những đối tượng khác) sẽ có một nhận thức khác. Hoặc chí ít trong họ sẽ nảy sinh một so sánh: cùng một sự kiện, trong hai luồng tin đang được phát tán kia, luồng nào đúng, luồng nào sai? Lúc ấy họ sẽ nhìn vào cuộc sống để tìm câu trả lời đích thực, nghĩa là “thông tin bị biến dạng” mà kẻ nào đó lợi dụng sẽ bị hạn chế “tính tác động” ở mức thấp nhất.
Mặt khác, trong cuộc sống những cái bị che giấu luôn khiến người ta cố sức tìm kiếm. Bởi vì người ta sẽ đặt ra nghi vấn: chắc phải có gì mờ ám lắm thì mới che giấu (?). Trong thế giới mạng, qua một nguồn nào đó người ta sẽ chạm tới cái bị che giấu. Và cái nguồn ấy, vô hình trung lại trở thành “nguồn phát ngôn” duy nhất của thông tin bị che giấu kia. Lúc này tác hại, sự nguy hiểm mà cái nguồn duy nhất đó gây ra như thế nào là điều ai cũng có thể đoán biết.
Trong xã hội hôm nay, khi chúng ta cố tình bí mật hóa một thông tin có nghĩa là chúng ta đã tự chặt đứt một cánh quân trong trận tuyến thông tin của mình. Hiển nhiên không phải mọi thứ đều có thể công khai hóa. Nhưng trong phạm vi có thể, hãy mở rộng tính công khai, minh bạch thông tin ở mức tối đa. Đó chính là cách ứng xử khôn ngoan nhất trong cái xã hội thông tin hết sức nhạy bén này.
Nội dung khác
Tạ Đình Đề và nỗi ám ảnh của Lưu Quang Vũ
01/05/2018PGS. TS. Lưu Khánh ThơNhững dòng nhật ký của Lưu Quang Vũ trước lúc nhập ngũ
17/04/2018Lưu Quang VũBánh Trôi, Bánh Chay - Tết Hàn thực của người Việt và sự ngộ nhận
14/04/2021Tri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên CườngThư gửi robot Citizen: Sống trong tín ngưỡng
13/04/2021Xuân AnChúng ta thoát thai từ đâu? Phát hiện sửng sốt từ dãy Himalaya (P2)
12/04/2021Thiện Tâm tổng hợpTrí thức và thói háo danh
05/02/2018Vương Trí Nhàn5 tiên đoán của Alan Phan về kinh tế Việt Nam
25/04/2014TS. Alan PhanĐừng sống bằng sự dối trá
13/10/2014Alexander Solzhenitsyn, The Washington Post (5 Aug 2005)Tự học là yếu tố quyết định…
02/03/2015Kim Yến (thực hiện)Bài “Chi bằng học“ – tư tưởng chủ đạo của Phan Châu Trinh trong sự nghiệp Duy Tân đất nước
03/09/2015GS. Vũ Ngọc KhánhĐạo Hạnh Từ Châu
26/01/2012Lê Q. Quân