Về hưu đâu phải đã an toàn

09:26 SA @ Thứ Tư - 29 Tháng Bảy, 2009

Tháng tư vừa qua, gia đình cựu tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-Huyn liên tục gặp rắc rối với pháp luật. Đầu tiên là cậu cháu rể Yeon Chul-Ho bị bắt vì nhận 5 triệu USD tiền hối lộ. Tiếp đến là những cuộc thẩm vấn kéo dài đối với cậu con trai duy nhất Roh Geon-Ho và cựu đệ nhất phu nhân Kwang Yang Sook. Bản thân ông Roh Moo Huyn cũng bị nhà chức trách hỏi cung vì bị nghi nhận hối lộ hàng triệu USD từ các doanh nhân vi phạm pháp luật. Những ngày tháng nghỉ hưu của cựu tổng thống Hàn Quốc không còn yên ả bởi sai lầm mắc phải thời còn đương chức đương quyền

Xin được mở đầu bài viết này bằng những câu chuyện đã và đang diễn ra tại Hàn Quốc. Cách đây hơn một năm, khi cựu Tổng thống Roh Moo-Hyun rời Nhà Xanh, người dân xứ sở kim chi tin rằng, họ đã có có cựu tổng thống “trong sạch” đầu tiên bởi lẽ nhiều đời Tổng thống gần đây đã bị bôi nhọ danh dự khi người thân của họ lạm quyền. Đáng tiếc là niềm tin đó đã bị đổ vỡ khi anh trai của ông Roh Moo-Hyun bị cảnh sát bắt vì tội nhận hối lộ. Tiếp đó, khi cuộc điều tra được mở rộng, cảnh sát bắt giữ thêm cháu rể Yeon Chul-Ho và trợ lý cấp cao Jung Sang Moon của cựu Tổng thống, thẩm vấn cậu con trai Roh Geon-Ho và cựu Đệ nhất phu nhân Kwang Yang-sook thì hình ảnh “Ngài trong sạch” đã hoàn toàn biến mất. Thay vào đó là những tội danh như lạm dụng chức quyền, tham nhũng, nhận hối lộ. Bản thân ông Roh Moo-Hyun cũng không thoát khỏi lưới pháp luật và đang phải trả lời những câu hỏi liên quan đến việc ông đã nhận tiền từ Chủ tịch Công ty Toe Kwang là Park Yeon-Cha - người đã bị bắt hồi tháng 12 năm ngoái vì tội trốn thuế và bị cáo buộc dùng tiền mua chuộc nhiều chính khách cao cấp của Hàn Quốc và những cáo buộc giúp doanh nhân, Kang Keum-won, ông chủ Tập đoàn dệt may Changshin khỏi những cuộc điều tra về trốn thuế. Và lời xin lỗi cùng tuyên bố chấp nhận mọi hình phạt của cựu Tổng thống trên trang web cá nhân mang tên “Con người và thế giới” cũng không đủ làm “dịu lòng” người dân Hàn quốc. Một lần nữa, họ lại yêu cầu Chính phủ phải có sự nghiêm minh đối với bất kỳ nhân vật nào vi phạm pháp luật cho dù người đó từng là lãnh đạo quốc gia. Trên thực tế, trong hai thập niên qua, tất cả Tổng thống Hàn Quốc đều có người thân bị buộc tội tham nhũng, nhận hối lộ. Chính những Tổng thống này sau đó cũng không thể nào chối bỏ được tội của mình. Chẳng hạn như cựu Tổng thống Chun Doo Hwan. Ngay sau khi con trai thứ của ông là Chun Jae-yong bị kết án 30 tháng tù giam vì tội trốn thuế và giúp cha che giấu những tài sản bất hợp pháp trị giá tới 7,4 tỷ won khi ông còn tại vị, cựu Tổng thống cũng bị kết tội đã biển thủ 220 tỷ won trị giá tài sản và bị buộc phải hoàn trả số tài sản này. “Nhà dột từ nóc”, vì bố và anh trai coi thường pháp luật, nên một người con khác của ông cũng bị bắt cùng năm đó do đứng tên giả trong các trái phiếu và hợp đồng thương mại trị giá 1 6,7 tỷ won để trốn thuế…

Cựu Tổng thống Israel - ông Moshe Katsav

Tại Israel, những ngày này người dân cũng đang xì xào bàn tán về bản án 16 năm tù giam mà cựu Tổng thống Moshe Katsav (63 tuổi) đang phải đối mặt nếu bị buộc tội hiếp dâm một phụ nữ từng là nhân viên dưới quyền ông và một vài tội danh khác liên quan đến tình dục. Tháng 3 vừa qua, nhà chức trách Tel Aviv đã cho truy tố cựu Tổng thống. Được biết, những cáo buộc tội danh này đã có từ thời ông Moshe Katsav còn đương chức. Mặc dù ông đã chấp nhận từ chức trước thời hạn năm 2007 để mong “bảo toàn danh dự” cho mình, song vẫn không thoát tội. Đối với người dân Is-rael, cho dù chức vụ Tổng thống chỉ mang tính nghi lễ là chính, nhưng vụ việc của ông Moshe Katsav đã làm cho hình ảnh người đứng đầu quốc gia bị hư hại, biểu tượng đạo đức của quốc gia bị bôi nhọ. Vì thế, họ không thể chấp nhận một nhà lãnh đạo “khát tình” và lợi dụng chức quyền để làm hại nữ nhân viên dưới quyền. Một vụ án khác cũng rắc rối không kém là vụ điều tra tham nhũng đối với cựu Thủ tướng Ehud Olmert. Cho đến nay, ông Ehud Olmert đã bị thẩm vấn gần 10 lần xung quanh nguồn gốc ngôi nhà của ông ở phía Tây Jerusalem mà dư luận nghi ngờ là món quà của một công ty xây dựng và trang trí nội thất “tặng” để đổi lấy việc được cấp phép trong một dự án ở Jerusalem khi ông còn là Thị trưởng thành phố này. Chưa hết, nhà chức trách còn tình nghi ông Ehud Olmert đã nhận trái phép hàng trăm ngàn USD từ doanh nhân người Mỹ gốc Do Thái Morris Talansky để giúp tái phân chia các khu đất có lợi cho những người thân cận ông Talansky cũng như hậu thuẫn các nỗ lực đấu thầu giành những dự án Chính phủ của họ. Với những chứng cứ mà cơ quan điều tra có được, khả năng ông Ehud Olmert phải ngồi tù 20 năm là rất lớn.

Ông Trần Thủy Biển bị còng tay đưa đến Tòa án Đài Bắc hôm 11-11-2008 - Ảnh: Reuters

Cùng chung số phận với Tổng thống và Thủ tướng lsrael là người từng đứng đầu chính quyền Đài Loan Trần Thủy Biển. Bị bắt từ tháng 11-2008 vì tội danh rửa tiền, ông Trần Thủy Biển bị buộc tội bí mật gửi 30,4 triệu USD ra nước ngoài gồm Nhật Bản, Mỹ, đảo Cayman, Singapore, Thụy Sĩ. Tháng 3 vừa qua, ông tiếp tục hầu tòa vì tội tham nhũng hàng triệu USD. Bà Ngô Thục Trân, vợ của ông cùng 12 người thân tín khác cũng bị buộc tội danh tham nhũng, rửa tiền, nhận hối lộ, làm giả giấy tờ. Hồi tháng 2, bà Ngô Thục Trân đã bị kết án là có tội vì nhận 2,2 triệu USD tiền ủng hộ chính trị từ một doanh nhân có liên quan đến các vụ mua bán đất đai bất hợp pháp. Trợ lý cấp cao của bà Ngô Thục Trân đã được mời lên làm nhân chứng vì đây chính là người đã sắp xếp để cho một doanh nhân gặp gỡ và hối lộ gia đình ông Trần Thủy Biển số tiền 11 ,42 triệu USD trong một vụ mua bán đất đai. Rất có thể ông Trần Thủy Biển sẽ phải ngồi tù trong suốt phần đời còn lại. Trước ông Trần Thủy Biển, cựu Tổng thống Philippines Joseph Estrada cũng bị án tù chung thân vì đã biển thủ 80 triệu USD. Tuy nhiên, đến năm 2007, Tổng thống Philippines Gloria Arroyo đã quyết định ân xá cho ông với điều kiện ông phải từ bỏ sự nghiệp chính trị. Tương tự như vậy, vụ án tham nhũng liên quan tới cố Tổng thống Indonesia Suharto và một loạt người thân trong gia đình vẫn tiếp diễn với nhiều tình tiết mới. Nhìn chung, dù con cái ông Suharto có sử dụng mọi luận điệu bác bỏ, thuê luật sư giỏi, kiện tụng lung tung các tổ chức xã hội và báo chí thì vẫn không thể thay đổi được sự thật là gia đình này đã tham nhũng rất nhiều tiền của từ công quỹ của Indonesia vào thời điểm ông Suharto làm Tổng thống.

Bên kia đại dương, ở Argentina, theo yêu cầu của lãnh đạo phe đối lập và cựu ứng viên Tổng thống ElisaCarrio, năm 2008, nhà chức trách cũng mở cuộc điều tra nhằm vào cựu Tổng thống Nestor Kirchner xung quanh các cáo buộc tham nhũng trong bản hợp đồng mua bán nhiên liệu và trao đổi hàng với Venezuela. Đến đầu năm nay, lại thêm cựu Tổng thống Carlos Menem (78 tuổi) hầu tòa vì tội buôn lậu vũ khí thời kỳ 1991 - 1995 khi còn tại vị. Thông qua cựu Bộ trưởng Quốc phòng Oscar Camillion và em rể mình là Emir Yoma cùng tướng chỉ huy Không lực Argentina Juan Paulik, ông đã cho phép mua súng của Ecuador và Croatia để bán cho Venezuela và Panama, thu lợi bất chính hàng triệu USD. Thời điểm đó, trong bối cảnh Nam Tư (cũ) tan rã, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã ra Nghị quyết cấm vận vũ khí Nam Tư, do đó, việc mua súng của Croatia để đem đi bán cho nước khác là một trọng tội. Quốc gia láng giềng Peru của Argentina cũng đã vạch mọi tội ác của cựu Tổng thống lưu vong Alberto Fujimori. Không chỉ bị nghi ngờ tham nhũng, ông này còn bị buộc lạm dụng chức quyền và vi phạm nhân quyền khi dính líu tới vụ sát hại 24 nghi phạm nhóm du kích mang tên “Con đường sáng”...

Ngay ở Mỹ, dù tân Tổng thống Barack Obama đã bày tỏ thiện chí sẽ để ê kíp của người tiền nhiệm George Bush “hạ cánh an toàn”, song một tòa án ở Tây Ban Nha đã đồng ý xem xét các vụ kiện pháp lý liên quan đến 6 cựu quan chức Nhà Trắng. Bên nguyên của vụ kiện ở Tây Ban Nha là một nhóm luật sư nhân quyền. Những người này đã đệ đơn lên tòa án và họ nhận được sự ủng hộ của thẩm phán chống khủng bố nổi tiếng hàng đầu Tây Ban Nha Baltasar Garzon. Sau khi thụ lý vụ kiện, ông Baltasar Garzon đã yêu cầu nhóm luật sư nhân quyền phải đưa ra được bằng chứng thuyết phục để có thể mở phiên tòa xét xử 6 cựu quan chức dưới thời Tổng thống George Bush với tội danh bao che các vụ tra tấn tù nhân dã man ở nhà tù Guan-tanamo trong đó có cựu Bộ trưởng Tư pháp Alberto Gonzales, cựu Thư ký về chính sách quốc phòng Douglas Feith, cựu Chánh văn phòng Phó Tổng thống David Addington, hai quan chức Bộ Tư pháp là John Yoo và Jay S.Bybee cùng một luật sư của Lầu Năm Góc William Haynes. Hiện, Hiệp hội bảo vệ tù nhân đã gửi lên tòa án Tây Ban Nha một tập tài liệu về vụ tra tấn dã man hơn 800 đàn ông và thanh thiếu niên tại các nhà tù của Mỹ ở Guatanamo từ tháng 1-2002. Luật pháp Tây Ban Nha cho phép các tòa án được xét xử các vụ án vượt ngoài biên giới như những vụ kiện tội phạm chiến tranh, tra tấn tù nhân trong thời gian chiến tranh. Vì vậy, nếu thẩm phán Baltasar Garzon quyết định xét xử vụ kiện, nhiều khả năng, 6 cựu quan chức Nhà Trắng sẽ phải đối mặt với những bản án nghiêm khắc. Đáng chú ý là người dân Mỹ lại rất ủng hộ việc này. Kết quả của cuộc thăm dò dư luận do Viện Gallup thực hiện, được công bố trên tờ USA Today cho thấy 2/3 người dân Mỹ ủng hộ cuộc điều tra, 41/100 người muốn mở một cuộc điều tra hình sự, 30% cho rằng cần thành lập một ủy ban điều tra độc lập và chỉ có 25% không đồng ý với hai phương án trên.

Rõ ràng, những gì đã, đang diễn ra ở Hàn Quốc, Israel, Đài Loan, Philippines, Indonesia hay Mỹ... cho thấy, đã đến lúc các nhà cầm quyền cần phải xem xét lại hoạt động quản lý của mình. Muốn trở thành một lãnh đạo tốt trước hết xin hãy thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ và làm tốt công việc của mình ngay khi còn tại vị. Xin đừng để lòng tham, đồng tiền và những sự xúi giục làm vấy bẩn tư cách và con người mà một nhà lãnh đạo cần phải có. Nếu được vậy, họ mới có thể trở thành tấm gương và biểu tượng đẹp cho đất nước, là hình ảnh mà người dân muôn đời tưởng nhớ với một tình cảm trân trọng, trìu mến, thương yêu. Tích truyện xưa về Bao Công xử án đã có câu: “Lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó lọt”. Vâng, dù ở cương vị nào, cao đến mấy mà vi phạm pháp luật thì sẽ bị trừng trị nghiêm khắc. Luật nước, luật trời và cả lòng dân không bao giờ có thể tha thứ cho một nhà lãnh đạo biến chất, coi thường pháp luật, chà đạp lên nhân phẩm và quyền lợi của quốc gia để làm giàu cho bản thân mình.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thói đời mà không chấp nhận

    26/11/2019Trường GiangThói đời là thói quen không tốt mà người đời thường mắc phải, nhất là ở những nơi, những lúc đang có sự tranh chấp quyền lợi, đang có sự chuẩn bị cho những biến đổi lớn. Nó có tính phổ biến đến mức ai cũng cảm thấy quen thuộc, hình như nó có ở người này, người kia, có cả ở người quen thân, gần gũi mình và có lẽ cả trong bản thân mình...
  • Cái giá phải trả cho sự giàu có

    19/06/2016Trần Cao DũngNgười cha giàu nói với tôi có rất nhiều cách để làm giàu. Cách nào cũng có cái giá của nó. "Ta càng phục vụ nhiều người bao nhiêu, ta càng trở nên giàu có bấy nhiêu.”
  • Lý tưởng lãnh đạo và trái tim Đan-Kô

    01/10/2015Lê Thám“Những công dân đồng chí hướng của tôi, Tôi đứng đây ngày hôm nay, cảm thấy mình nhỏ bé trước trọng trách mà chúng ta phải đối diện, biết ơn với niềm tin các bạn trao gửi, tràn ngập ý thức về những hy sinh mà tổ tiên chúng ta đã gánh vác.”
  • Lương thiện: Sức mạnh của người lãnh đạo

    28/11/2013Sông ThươngĐối với mỗi người dân, nhà lãnh đạo không chỉ là người có tài quản lý mà trước hết đó phải là một công dân lương thiện, trung thực. Luôn có cơ hội để các nhà lãnh đạo biểu thị sự gây ảnh hưởng về đạo đức của mình, nhưng điều quan trọng là họ có biết vận dụng mọi cơ hội chứng tỏ mình là một nhà lãnh đạo vĩ đại.
  • Vì sao sợ về hưu?

    24/07/2009TS Nguyễn Ngọc ĐiệnỞ các nước tiên tiến, người lao động về hưu có thể sống an nhàn với các phúc lợi do chế độ hưu trí mang lại: lương hưu đủ, thậm chí dư, để đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt, bao gồm vui chơi, giải trí, du lịch; bảo hiểm y tế cho phép được chăm sóc sức khoẻ trong những điều kiện chấp nhận được. Cuộc sống của người lao động về hưu điển hình ở Việt Nam không được như thế, nếu không muốn nói là rất khó khăn, thiếu thốn.
  • Lãnh đạo phải biết nghe lời thẳng, lời thật

    06/04/2009TS. Nguyễn Ngọc ĐiệnNgười đứng đầu quốc gia mà không chủ động tiếp cận các nguồn độc lập để nắm bắt thông tin, thì chỉ còn hình dung được bức tranh đất nước qua lăng kính do những người thân cận dàn dựng; nếu các cận thần toàn nói dối, thì đến một lúc nào đó, người lãnh đạo sẽ không còn biết gì về chính đất nước của mình.
  • Chuyện về hưu

    01/01/1900Nguyễn Quang ThânThời nay, nhiều quan to về hưu không có được cái thanh cao như thế của tiến nhân. Người thì bòn Nhà nước (tức là nắn túi dân đóng thuê) một chuyến du lịch giả mạo hàng chục ngàn đô
  • Nên tập nghe những lời trách cứ

    05/09/2006TS. Nguyễn Ngọc ĐiệnLàm rõ vai trò, trách nhiệm cá nhân trong hoạt động lãnh đạo và luật hóa quyền phê phán của người dân đối với hoạt động của cá nhân người lãnh đạo, đặc biệt là người lãnh đạo quốc gia, là công việc bức bách trong khuôn khổ dân chủ hóa đời sống chính trị, xã hội...
  • Các nhà lãnh đạo dạy các nhà lãnh đạo

    15/08/2006Văn Nhật theo Fash CompanyMột xu hướng mới trong việc phát triển đội ngũ những nhà lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp: thay vì kết hợp với các chương trình đào tạo MBA của các trường Đại học như trước đây, nay Công ty tự thiết kế những chương trình đào tạo Giám đốc cấp cao, tham gia giảng dạy trong các chương trình này là các nhà lãnh đạo cấp cao hiện tại của chính doanh nghiệp…
  • Sao về hưu mới thẳng đương chức thì cong?

    29/06/2006T. G....không ít những cụ về hưu kể cảcác cụ vốn là cán bộ cao cấp đã có tháiđộ thẳng thắn nói ra nhiều điều mà khi đương chức không dám nói hoặc nói khác. Đa số bình luận rằng, khi đương chức là phải lo giữ ghế, giữ miếng cơm nên phải thả diều theo chiều gió, nói năng phải lựa lời. Còn bây giờ về hưu rồi, chẳng có gì để mất, không sợ gì ai nữa, nói thẳng sướng mồm lại khoái tai mọi người..
  • Lãnh đạo chính mình trước khi lãnh đạo người khác

    09/07/2005Theo Jagdish Parikh, một chuyên gia về lãnh đạo của Trường Kinh doanh Harvard, những nhà lãnh đạo hiệu quả nhất nhận ra rằng trước tiên họ cần phải học kỹ năng lãnh đạo chính bản thân mình!
  • xem toàn bộ