Bộ sách mới về triết học

09:20 SA @ Thứ Bảy - 13 Tháng Mười Một, 2010
Nhà xuất bản Tri Thức chuẩn bị ra mắt công trình giới thiệu các hệ thống triết học của tác giả Nguyễn Ước, chia thành ba tập sách: Đại cương triết học Tây phương, Đại cương triết học Đông phương, và Các chủ đề Triết học.

Công trình đồ sộ này là tổng hợp các khảo cứu của tác giả từ nhiều năm qua, vốn cũng là cây bút phân tích quen thuộc trên các tạp chí như Hợp Lưu, Thơ, Phố Văn, Làng Văn, Thời Báo, Talawas, Đàn Chim Việt, Thông Luận*)...

Vốn là nhà sư phạm, có điều kiện cập nhật các công trình nghiên cứu đương đại về triết học thế giới, Nguyễn Ước đã phát triển phương pháp tư duy Văn-Sử sẵn có để hệ thống hóa và trình bày tổng thể kho tàng triết học thế giới đến với độc giả Việt Nam.

Đó cũng là nguyên tắc Logos - xuất phát điểm từ khái niệm "ngôn từ" trong tiếng Hi Lạp cổ đại chuyển thành tư duy hệ thống như "-logy" - mà các nhà sư phạm hay dùng như một lối tiếp cận phổ biến.

"Tôi dùng lối tiếp cận giáo khoa cho sinh viên học sinh, với phần phụ lục như tiểu từ điển triết học, và trình bày theo lối nói thông thường, vì người Việt Nam thường tìm hiểu cảm tính hơn là lý tính", tác giả chia sẻ với BBC.



Các trường phái đối lập được đặt cạnh nhau: duy tâm - duy vật, siêu thực - thực dụng, phương Tây - phương Đông, xa vời - thực tiễn... mà quan điểm của tác giả là "hoài nghi" và đối chiếu, hệ thống hóa cho phù hợp với người Việt Nam để giúp người đọc tiếp cận một cách dễ dàng nhất vào kho tàng tri thức của thế giới.

Có lẽ đó là lý do khiến học giả Bùi Văn Nam Sơn, trong phần giới thiệu, đã xác định giá trị của bộ sách như một tấm "bản đồ", mà người viết là người "hướng đạo, vừa đồng hành cùng ta trong tình thân ái, vừa có đủ kinh nghiệm và sự thành thạo để không chỉ giúp ta khỏi lạc lối mà còn khuyên ta thỉnh thoảng nên dừng lại đúng lúc, đúng chỗ để thưởng thức bao cỏ lạ hoa thơm."

Mặc dù Nguyễn Ước chính thức làm việc liên tục "hai năm, mỗi ngày 10 giờ" để hoàn thành bộ sách, nhưng công trình là thành quả của một quá trình "tích lũy của bản thân và của người khác" lâu dài hơn nhiều, như lời chia sẻ.

Nguyễn Ước

Con đường triết học của ông bắt đầu từ những giờ học triết ở trường Luật và Văn Khoa Sài Gòn trước 1975, tiếp tục bằng những khóa triết nâng cao ở Toronto, nơi tác giả định cư từ năm 1991, và đọc sách, tra cứu.

"Sách Triết của Tây trong thư viện nhiều như rừng như núi", là lời giải thích của ông tại sao muốn soạn bộ sách này để giúp các bạn trẻ Việt Nam ít nhiều tiếp cận hệ thống triết học thế giới trong điều kiện sách khoa học còn ít và thiếu.

Là người Công giáo, nhưng các bộ sách của Nguyễn Ước về đạo Phật và triết học Ấn Độ đang được truy cập nhiều trên các trang mạng như Thư viện Hoa Sen, bên cạnh những biên khảo về hệ giá trị Kitô trên tủ sách Dũng Lạc.

Học triết phương Tây, nhưng Đạo, Nho và Ấn giáo là các đề tài thường được ông giới thiệu trên Talawas; là người Việt, nhưng Do Thái giáo, chủ nghĩa máy móc hay triết học La Mã Hi Lạp cổ đại là những đề tài được Nguyễn Ước trình bày trên Văn nghệ ĐBSCL (Văn Chương Việt).

Có lẽ bề rộng về kiến thức và bề sâu về phương pháp phân tích đối chiếu đã giúp tác giả thoát khỏi cách nhìn quá thiên về một trường phái, như ông từng nhận xét rằng "các sách triết Đông phương ở Việt Nam dùng quá nhiều từ Hán Việt, còn sách triết Tây phương thì chỉ dịch, trình bày khúc mắc, thiếu tham khảo, hoặc chỉ đứng trên phương diện duy vật chủ nghĩa", trong phỏng vấn dành cho BBC tiếng Việt nhân dịp phát hành sách.

Bộ sách ba quyển về đại cương triết học của Nguyễn Ước là một trong số rất nhiều công trình đang tiếp tục được NXB Tri Thức phát hành tại Việt Nam cùng Công ty sách Thời Đại, giúp mở rộng và nâng cao điều kiện tri thức cho xã hội.


*)Hợp Lưu, Thơ, Phố Văn, Làng Văn, Thời Báo, Talawas, Đàn Chim Việt, Thông Luận: là các tạp chí của Việt Kiều, một số có trang online riêng phản ánh các quan điểm riêng của tòa soạn...
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Khoa học cơ bản thế kỷ XX đối với một số vấn đề lớn của Triết học

    11/11/2014Lê Văn GiạngNhằm giới thiệu với bạn đọc một cách nhìn tương đối toàn diện về những thành tựu của khoa học cơ bản thế kỷ XX, mà đặc biệt là mối quan hệ tương hỗ giữa khoa học cơ bản và triết học trong thế kỷ này, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách Khoa học cơ bản thế kỷ XX đối với một số vấn đề lớn của triết học của tác giả Lê Văn Giạng...
  • Nguyễn Vĩnh Nguyên lùa hai con bò vào triết học

    17/09/2010Văn BảyĐi tìm hoang dãlà tác phẩm mới nhất của Nguyễn Vĩnh Nguyên, một cuốn sách về hai con bò mê triết lí, mà theo lời giới thiệu là “dành cho độc giả thiếu nhi từ 8 đến 88,8 tuổi”. Toàn bộ cuốn truyện này là lời kể của một con bê về hành trình vượt lên bầy đàn, từ bỏ ông chủ tàn bạo, vô tâm để đi tìm hoang dã cùng với “anh trai” nó - một con bò đực khù khờ nhưng ưa suy tư và đặt ra những câu hỏi khác thường...
  • Tiếu lâm và triết học

    03/03/2010Nguyễn Vạn PhúChuyện tiếu lâm và triết học là hai lĩnh vực rõ ràng không liên quan gì đến nhau; một bên đọc lướt để cười, một bên nghiền ngẫm để giải đáp những bí ẩn của cuộc đời. Thế nhưng hai tác giả Thomas Cathcart và Daniel Klein lại bỏ công viết một cuốn sách nhằm “tìm hiểu triết học thông qua chuyện tiếu lâm” với tựa đề “Plato và Platypus bước vào quán rượu…”.
  • Nghiên cứu triết học cơ bản

    14/12/2009Lý Chấn AnhTập sách mang hai công năng: giới thiệu những nguyên lí triết học, đồng thời phát triển tư tưởng triết học nhân bản toàn diện mà Lý Chấn Anh chủ trương (...) về công năng của triết học chính là công việc hoàn thiện, thăng tiến con người: một con người toàn diện gồm trí năng, đức năng, mĩ cảm và thánh năng.
  • Vật lý và triết học - Cuộc cách mạng trong khoa học hiện đại

    09/12/2009David Lindley*Công trình có ảnh hưởng lớn của một nhà tư tưởng quan trọng nhất thế kỷ XX, Vật lý và triết học là một diễn giải ngắn ngọn và dễ hiểu của Heisenberg về cuộc cách mạng trong vật lý hiện đại mà ông hay chính xác là các tư tưởng của ông đóng vai trò chủ đạo.
  • Đối thoại triết học giữa người và chó Léo

    06/11/2009N.V.NThử cất đi bộ mặt suy tư nghiêm trọng để cười cùng triết học khi đọc cuốn sách này. Cuốn sách viết về cuộc đối thoại giữa một con chó tên là Léo và ông bạn triết gia của nó. Câu hỏi lớn bao trùm cuốn sách mỏng này là: Một con người thì khác gì một con vật?
  • Hành trình vào triết học

    30/06/2009Cuốn sách dành cho các bạn sinh viên và những người mới bắt đầu quan tâm đến triết học. Trải dài trên ba trăm trang sách là con đường suy tư về mọi phương diện đời sống – từ hiện hữu trong thân thể mình đến hiện hữu trong thế giới tự nhiên, từ hiện hữu trong cộng đồng người (người khác) đến hiện hữu trong thế giới siêu hình...
  • Triết học trong kỷ nguyên toàn cầu

    14/12/2007Thạc sĩ Phạm HùngCuốn sách này là tập hợp các báo cáo khoa học của các học giả đã tham gia Hội thảo quốc tế “Nhận thức lại vai trò của triết học trong kỷ nguyên toàn cầu” do Viện Triết học phối hợp với Liên đoàn quốc tế các hội triết học tổ chức tại Hà Nội vào tháng 6/2006. Mặc dù đây không phải là cuốn chuyên khảo, nhưng toàn bộ nội dung cuốn sách này đều tập trung bàn về một chủ đề đang được giới triết học trong nước và thế giới quan tâm - "Nhận thức lại triết học ngày nay”...
  • Dịch giả Mai Sơn: 'Không có thần đồng trong triết học'

    28/07/2007Lê Tân thực hiệnMai Sơn vừa ra mắt cuốn sách "101 triết gia". Quyển sách này cung cấp rất nhiều tài liệu tham khảo bổ ích cho độc giả. eVăn có cuộc trao đổi với ông về công việc biên soạn, dịch thuật về đề tài triết học ở Việt Nam hiện nay...
  • Mấy vấn đề triết học về xã hội và phát triển con người

    16/05/2007Nguyễn Văn HuyênThông qua cuốn sách Mấy vấn đề triết học về xã hội và phát triển con người, tác giả Nguyễn Văn Huyên đã đi vào luận giải một cách biện chứng mối quan hệ giữa chủ nghĩa xã hội và sự phát triển con người ở Việt Nam. Cuốn sách gồm hai phần, trình bày những cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc lựa chọn con đường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và những vấn đề liên quan trực tiếp tới sự phát triển con người Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay.
  • Triết học và văn hóa

    15/05/2007GS. Trần Quân TuyểnNghiên cứu vấn đề "Triết học và văn hoá" còn có ý nghĩa thực tiễn cấp bách ở TrungQuốc. Khoảng 2 thập kỷ lại đây, trong giới nghiên cứu Trung Quốc xuất hiện khuynh hướng phủ nhận phong trào văn hoá "NgũTứ".
  • Minh triết phương Đông & Triết học phương Tây

    07/07/2006Nguyên Ngọc (Dịch & giới thiệu)Viết công trình này Francois Jullien qua lại giữa hai bờ của thượng lưu dòng sông tư tưởng nhân loại: tư tưởng TrungHoa cổ dại (là cơ sở để nghiên cứu minh triếtphương Đông) và triết lý Hy Lạp cổ đại (là căn cứ để xác định tư duy triết học phương Tây)...
  • Triết học phương Tây hiện đại

    02/07/2006Lưu Phóng Đồng (dịch giả: Lê Khánh Trường)Đây là quyển giáo trình triết học hướng đến thế kỷ 21 trên cơ sở lấy thái độ thực sự cầu thị của chủ nghĩa Marx mà đánh giá lại toàn bộ triết học phương Tây hiện đại và mối quan hệ của nó với triết học Mácxít. Tác giả sẽ lần lượt trình bày với bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực này một dòng triết học với nhiều trào lưu, trường phái, chủ nghĩa gắn với nhiều triết gia nổi tiếng của triết học phương Tây hiện đại. Chính sự phong phú và đa dạng đó đã tạo cho triết học học phương Tây hiện đại một bức tranh nhiều màu sắc...
  • Triết học cổ điển Đức: Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học

    20/03/2006Nhận thức luận và đạo đức là những vấn đề cốt lõi trong triết học cổ điển Đức. Các nhà triết học cổ điển Đức đã có đóng góp to lớn vào việc nghiên cứu những vấn đề vốn đã được nhân loại quan tâm trong nhiều thế kỷ và rút ra những kết luận quyết định đến sự phát triển triết học sau này. Đặc biệt triết học cổ điển Đức có ảnh hưởng lớn và là một trong ba tiền đề lý luận cho việc ra đời của triết học Mác...
  • Phạm trù quy luật trong lịch sử triết học phương Tây

    21/12/2005Phạm Văn Đức, NXB Khoa học xã hội...để có thể tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, chúng ta không thể biết cái gì có thể được coi là quy luật trước, khi đi vào xác định một cách cụ thể những quy luật hiện đang tác động thực sự ở đất nước ta mà chúng ta phải tôn trọng và làm theo. Nói cách khác, việc tìm hiểu bản thân phạm trù "quy luật", lịch sử nhận thức nó, cũng như những vấn đề hiện đang được đạt ra xung quanh phạm trù ấy là bước đi không thể thiếu được trong quá trình đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.
  • Triết học Tôn giáo

    12/12/2005TS. Trần Nguyên ViệtBộ môn triết học tôn giáo đã có bề dày lịch sử hai thế kỷ. Trong kho tàng tư liệu triết học thế giới, cho đến nay, đã có rất nhiều công trình thuộc tôn giáo học được công bố và bổ sung; song ở nước ta, có lẽ cuốn Triết học giáo của tác giả Mel Thomson, do TS. Đỗ Minh Hợp từ bản tiếng Nga, là công trình đầu tiên về môn triết này...
  • Những chủ đề cơ bản của Triết học phương Tây

    30/11/2005Phạm Minh LăngCác nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác còn đánh giá rất cao những công trình, những ý tưởng của những người đi trước. Engels luôn kêu gọi chúng ta hãy nghiên cứu và nắm vững lịch sử triết học của thế giới, cái kho tàng đầy ắp những giá trị tư tương của nhân loại....
  • Triết học với sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá

    19/11/2005Bùi Quang MinhĐể góp phần tìm hiểu những vấn đề triết học của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, đồng thời tham gia vào việc triển khai nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng vào cuộc sống ; chúng tôi xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc cuốn sách...
  • xem toàn bộ