Chuyện “ông Sanh sách”

01:22 CH @ Thứ Năm - 24 Tháng Năm, 2007

Sở hữu một kho tàng đồ sộ dễ đến vài triệu bản sách, ngày nào cũng vậy, ông Nguyễn Hồng Sanh thức dậy rất sớm để đọc sách và lao động cho sách, người ta thường gọi ông là "ông Sanh sách". Dù đã ngoài 70 tuổi, ông vẫn nuôi trong mình niềm đam mê sưu tầm sách và có hẳn một gian nhà chỉ để chứa sách ở số 45 Nguyễn Trường Tộ, TP. Vũng Tàu.

Duyên nợ với sách

Tìm một cuốn sách hay để đọc đã là điều khó, lưu giữ được nó lại càng khó hơn. Vậy mà ông Sanh lại lưu giữ được một tài sản sách vô cùng đồ sộ. Không thể đếm được bao nhiêu quyển sách trong nhà của ông, chúng tôi ước chừng vài triệu bản sách.Như vậy nghĩa là Sanh sách đang sở hữu vài triệu kho tàng kiến thức.

Ông hào hứng khoe với chúng tôi về kho sách mà ông dày công góp nhặt trong suốt cuộc đời Những chồng sách cao ngất chiếm hết gian nhà. Chưa hết, ông còn chất sách lên cả gác xép, cầu thang, chỉ chừa lối đi nhỏ chỉ khoảng 0,5m. Sanh sách kể: "Hồi tui còn học cấp tiểu học ở trường làng, bắt đầu biết đọc cho là mê sách.Mà cũng lạ, chỉ mê sách chứ không khoái các thú chơi khác của con nít nhà quê. "Mê" nhưng nhà nghèo, làm gì có tiền mua nênmượn sách, truyện của bạn bè về chép lại.Hồi đó, cùng học với tui có một anh bạn nhà giàu đem sách vào khoe. Tui mượn sách của ảnh về, thức đêm để chép, không bỏ sót một trang nào từ đầu đến cuối, thậm chí vẽ hình và tô màu sao cho thật giống. Những quyển sách đó tui quý và van còn giữ". Ban đầu, vốn liếng của Sanh sách chỉ là 5 - 7 cuốn cho thiếu nhi.Từ đó cho đến tận bây giờ, có bao nhiêu tiền ông đều dẫn vào mua sách.

Từ cái xóm quê Cần Được, tỉnh Long An, Sanh sách lên SàiGònhọc Sư phạm rồi về Vũng Tàu làm thầy giáo năm 1956. Nhiều lúc, đồng lương giáo viên ít ỏi không đủ tiền mua sách, thế là ông lại mượn sách về chép tay tỉ mỉ, đóng thành cuốn.

Năm 1963, Sanh sách mở tiệm cho thuê sách nhưng chẳng bao lâu sau, ông lọt vào lệnh tổng động viên của chính quyền cũ. Do cương quyết không đi lính nênông phải giả điên suốt mấy năm liền. Song, không vì thế mà ông thôi theo đuổi "sự nghiệp sách", trái lại niềm đam mê sách càng cháy bỏng. Khi đất nước giải phóng, ông giao nộp nhiều sách do chính quyền SàiGònxuất bản, đồng thời, mua những quyển sách vừa xuất bản khi đất nước giải phóng. Sanh sách bồi hồi nhớ lại: "Trong 14 năm dạy học sau giải phóng, có bao nhiêu tiền tui cũng đổ vào mua sách, còn dặn người bán có bao nhiêu sách tui mua hết. Trước đây, việc xuất bản sách không nhiều như bây giờ. Lúc còn tiền thì tui mua, hết tiền mà gặp cuốn sách hay, mê quá thì muốn về chép. Nhờ đó mà vốn sách của tui cũng lớn".

Không có tiền nhưng… có sách

Niềm đam mê sách cử như cái nợ đeo đẳng ông suốt cả cuộc đời Sanh sách nâng niu, chăm sóc từng cuốn sách như thể chúng là những đứa con của ông vậy. Gần 70 năm đọc sách và lao động cho sách,chỉ có ông mới hiểu sách quý giá đến nhường nào. Sanh sách bồi hồi nhớ lại.Năm 1990, do bất cẩn, hàng vạn quyển sách của tui bị mối tấn công. Phải mất cả tuần để thu dọn, sắp xếp lai và tiêu diệt mối ".

Sau kinh nghiệm "đau thương" ấy. Sanh sách đúc kết cho mình một bài học trong việc bảo quản sách: không kê sách sát mặt đất và sát tường để tránh ẩm mốc, tạo cơ hội cho mối tấn công. Khi phát hiện mối, phải tiêu diệt bằng được con mối chúa thì mới hy vọng chúng sẽ không tiếp tục sinh sôi để phá hoại.

Ông cho rằng, mình không giàu nên “chơisách" bằng cách kinh doanh sách để tiếp tục tích cóp sách. Bên canh những chồng sách để kinh doanh, phía sau là những dãy sách chỉ dành cho riêng ông và ban bè thân thiết. Chúng là những gì ông có được trong suốt đời mình và đang đầy thêm nhờ những đồng tiền bán sách bên ngoài. Ông tự hào nói: “Tiền bạc tui không có, thậm chí một chỉ vàng cũng không, nhưng sách thì tui nhiều. Với tui, chúng giá trị hơn cả vàng".

Sanh sách cất giữ rất nhiều sách kim cổ mà không phải bất cứ nhà sách nào hiện naycũng có được. Như cuốn Miscellanees của Trương Vĩnh Ký in năm 1888 tai Sài Gònhay cuốn Souverains EtAbiliie sD'lndoch của Phủ toàn quyền Đông Dương innăm 1943.

Bên cạnh đó, ông còn giữ lại những tập Tạp chí gần 100 năm tuổi như Trung Bắc Tân Văn Chủ Nhật, Nam Phong Tạp chí, Nam Kỳ Tuần Báo, Tiểu thuyết thứ 7, Đông Dương Tạp chí…cùng nhiều loại sách ngoại ngữ khác.

Có lẽ vì thế mà nhà sách của ông được rất nhiều người tìm đến: từ trẻ em mới biết đọc đến người lớn tuổi, từ dân trí thức đến người lao động nghèo...Sanh sách luôn tận tình lục lọi trong những chồng sách của mình một quyển sách mà khách hàng cần. Ông sắp xếp chi li, chia ra đại loại, tiểu loại cho từng thể loại sách. Khi quyết định bán một quyển sách nào đó, Sanh sách thường đọc lại vì ông biết chẳng mấy khi còn có thể gặp lại nó trên thị trường sách nữa.

Nhân đạo thư quán

Ngày lại ngày, người ta đến nhà sách Nhân Đao ThưQuán hỏi về một cuốn sách nào đó rồi đi. Chỉ có Sanh sách như con ong cần mẫn, lao đông miệt mài để tha về kho tàng kiến thức vốn đã đồ sộ của mình thêm nhiều quyển sách hay. Sanh sách quan niệm: đọc sách để làm người, đã làm người phải có lòng nhân Thế nênSanh sách đặt tên cho nhà sách là Nhân Đao Thư Quán.Ông tự hào vì biết chăm chút đầu tư để kho tàng sách trở nênphong phú hơn.

Tiếp xúc với Sanh sách, chúng tôi nhận ra ông cũng hết sức lãng mạn. Cái máu văn nghệ trong ông già 74 tuổi này không hề bị dập tắt bởi thời gian. Ông biết đàn hầu hết tất cả các loại nhạc cụ dân tộc như: đàn tranh, đàn cò, ghi-ta phím lõm, sến, tì bà. Sanh sách còn sáng tác cả nhạc phẩm tài tử. Trước đây, Sanh sách tích cực gửi tác phẩm công tác với Đài tiếng nói nhân dân TP. Hồ Chí Minh.Nhuận bút được bao nhiêu, ông lại dốc vào đầu tư cho sách.Yêu sách, yêu văn nghệ nênông yêu cuộc sống, những thú vui ấy làm cho cuộc sống của Sanh sách thêm thi vị. Cứ mỗi chiều thứ sáu hàng tuần, ông và những người bạn già cùng sở thích lại quây quần trước nhà sách để đờn ca tài tử. Ông so dây đàn, cười nói: "Cây đàn nguyệt cầm này theo tui 50 năm rồi đó, để tui ca tặng các bạn một bài"!. Đôi mắt đăm chiêu nhìn vào khoảng không trước mắt, ông cất giọng: “Ta yêu nhauở mối tình thanhcao, dẫu khổ cảnh cũng chẳngnao, tấmlòng em sau trước trọn niềm.Dẫukẻ chân mây người nơigóc biển, sá quảng bao thángđợi năm chờ...".

Chiều nhạt nắng,hình ảnh những ông già quây quần chơi đàn khiến không ít người đi đường phải ngoái lại nhìn. Trời sẩm tối cũng là lúc bạn bè ra về hết. Sanh sách lại tiếp tục quay vào với sách. Nhìn ông mồ hôi nhễ nhạibên những chồng sách cao ngất nghểu, chúng tôi biết rằng ngọn lửa đam mê sách sẽ cháy mãi trong ông đến hơi thở cuối cùng.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Phải "lập trình" việc đọc sách

    01/11/2018Bộ phận trong giới trẻ Romania hiện nay rất giỏi ngoại ngữ, giỏi vi tính, thành thạo sử dụng Internet nhưng lại rất dốt tiếng mẹ đẻ. Họ gần như rất ít đọc văn học, trở nên vô cảm với văn chương. Các phương tiện nghe nhìn tiện lợi đã gần như hút hồn, thời gian và tâm trí của giới trẻ, biến họ trở thành một thứ nô lệ, một thứ "linh kiện" trong cái mạng mạch của guồng máy computer hiện đại...
  • 10 lý do thúc đẩy chúng ta đọc sách

    21/04/2018Lê Quỳnh Mai1) Bồi đắp sự thông minh.
    2) Tạo ra sự tưởng tượng phong phú.
    3) Tăng sự hiểu biết...
  • Tại sao trên báo chí lại thưa vắng các bài điểm sách?

    13/01/2018Vương Trí NhànMột mặt trong tâm thức của nhiều người, văn chương là một cái gì ghê lắm, danh giá để đời, tên tuổi đi vào lịch sử. Mặt khác thông tin trên mặt báo về văn học lại nghèo nàn nhạt nhẽo. "Kính nhi viễn chi", người ta lảng tránh. Trong sự thông tin kém cỏi như vậy, riêng phần đọc sách vì không màu mỡ riêu cua câu khách được tí nào, nên càng bị ghẻ lạnh.
  • Đọc sách là hưởng thụ văn hoá

    26/06/2016Vũ QuỳnhTrước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa và tri thức. Ngày nay, ngoài sách, con người còn tiếp thu thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng như Truyền hình, phim ảnh, Internet... Văn hóa đọc vì thế có những bước thay đổi về chất...
  • Nỗi xấu hổ của sách

    03/04/2016N.Q.DDịch ẩu, dịch "trộm", dịch lấy được, in lấy được đang là một "đại nạn" trong ngành xuất bản sách. Đại nạn này hiện đã phát triển đến mức nhiều độc giả xem sách xong phải xấu hổ. Đơn giản là họ bị lừa...
  • Sách và Internet ai thông thái hơn

    01/10/2015Cuối tháng 10/2002, Hội thảo “Đọc sách và xuất bản sách ở các nước Đông Á ngày nay” do tạp chí The books and the Computer tổ chức đã diễn ra ở Yonago và Tokyo (Nhật bản), với sự tham gia của các chuyên gia trong lĩnh vực xuất bản ở các nước Đông Á (Đài Loan, Nhật, Hàn Quốc và Trung Quốc). Một trong các câu hỏi được đặt ra tại hội thảo này là: Phải chăng ngày nay giới trẻ đã đánh mất thói quen đọc sách? Câu trả lời của các đại biểu về trường hợp của đất nước mình có thể khiến chúng ta liên tưởng đến Việt Nam.
  • Sinh viên và... nỗi buồn của sách!

    22/05/2015Linh Thoại"Tuổi thanh niên nên đến với sách như đi vào cuộc đời để tìm bạn". Đó là một trong những lời khuyên quý báu của André Maurois - nhà văn Pháp. Thế nhưng đọc sách có còn là một niềm vui tao nhã, một nhu cầu học hỏi không thể thiếu, nhất là đối với sinh viên - một bộ phận thanh niên được xem là trí thức trẻ ngày nay?
  • Đầu xuân, sách theo người đi xa

    27/02/2007Tường VySáng mùng 4 tết, toàn bộ hơn 20 nhà sách của Công ty cổ phần Phát hành sách TPHCM (Fahasa) đồng loạt mở cửa. Tại nhà sách Nguyễn Huệ, sau màn chúc tết, lì xì cán bộ công nhân viên, ông Phạm Minh Thuận, Tổng Giám đốc Fahasa không quên dặn dò: “Chú ý khách Việt kiều”...
  • Sách không bao giờ cũ

    20/11/2006Hoài ThuBạn là "tuýp" người hoài cổ và muốn tìm lại những cuốn truyện xưa để hồi tưởng và để cho các con cháu mình học? Bạn muốn tìm một cuốn sách nhân bản cách đây vài năm nhưng không còn "ăn hàng" nữa nênngười xuất bản không còn "mặn mà”.Bạn là dân kỹ thuật và muốn tìm những cuốn sách "độc”?
  • Những cuốn sách kinh điển và văn hóa đọc hiện nay

    27/08/2006Như Bìnhd“Muốn có văn hóa thì phải được giáo dục, định hướng, bồi dưỡng nhưng bạn đọc của ta hiện nay phần nhiều bối rối, bất lực và lạc lối giữa biển sách đủ loại, đủ màu sắc, hay-dở, tốt-xấu, thật -giả lẫn lộn”, dịch giả Đoàn Tử Huyến nói...
  • "Mọt sách" ét-vê

    21/02/2006Hoàng Quỳnh - Thanh KiềuThà nhịn một bữa cơm, bớt đi một ly cà phê để “tậu” về cuốn sách mà mình thích, đó là phương châm sống của những sinh viên “nghiện sách”.
  • Đọc sách là một phương tiện bồi dưỡng trí nhớ và tư duy

    05/01/2006Phan Tất Đắc dịchĐọc sách một cách tự lực và có nghiền ngẫm kỹ chẳng những cho phép ta tiếp thu được tư tưởng của tác giả mà còn giúp ta đối chiếu tư tưởng đó với tư tưởng của các tác giả khác về vấn đề đó, và ta sẽ đi tới một phán đoán riêng của mình về những điều đọc được...
  • Lời khuyên người mua sách

    31/12/2005Phan Điều AnhCuốn sách nào mà bạn đang cần mà không thể dễ dàng mượn được hoặc khả năng được tặng là không chắc chắn, thì hãy mua ngay nếu đủ tiền. Đừng nấn ná đợi dịp khác, vì chưa hẳn cơ hội sẽ đến với bạn...
  • Sách là thức ăn không thể thiếu của trí tuệ

    24/08/2005Hiền ChươngĐó là lời mở đầu của Tiến Sỹ Nguyễn Tiến Dũng – Phó chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội với tạp chí Sách & Đời sống xung quanh đề tài sách và cuộc sống hôm nay...
  • Kế hoạch 500 cuốn sách

    22/08/2005Ngô Tự LậpCó một việc vô cùng quan trọng mà theo tôi chúng ta cần phải và có thể làm ngay, đó là tạo điều kiện để người Việt tiếp cận với những tác phẩm quan trọng nhất của nhân loại...
  • Về sự cần thiết xây dựng tủ sách kinh điển

    22/07/2005Nguyễn Cảnh BìnhKhông phải ngẫu nhiên mà gần đây, rất nhiều người thể hiện mối quan tâm đặc biệt đến dịch thuật như Nguyên Ngọc, Ngô Tự Lập và mới đây nhất là Nguyễn Quang A khi muốn phát triển tủ sách SOS2 nhằm góp phần xây dựng một “hệ điều hành” cho xã hội Việt Nam. Hiện nay, thị trường sách dịch ở Việt Nam đang bùng nổ với vô số các sách dịch được xuất bản ồ ạt nhưng chất lượng và nội dung đều có những vấn đề cần phải xem xét. Vì vậy, chúng ta cần thảo luận kỹ càng về hệ thống sách dịch ở Việt Nam: cần dịch những cuốn sách nào với những nội dung nào và có lộ trình, phương hướng đúng đắn mới tránh khỏi sự lãng phí và lệch lạc không đáng có.
  • Làm giàu nhờ làm sách

    09/07/2005Nguyễn ChươngMột lần khi hay tin một người quen phải nằm bệnh viện, Nguyễn Văn Phước vào thăm và món quà đem theo là cuốn sách Hạt giống tâm hồn. Những trang sách ấy khiến người bạn nguôi ngoai nỗi phiền muộn, rồi lại tươi cười, một thời gian sau xuất viện.
  • Doanh nhân với thú đọc sách

    06/07/2005Hoàng Lê VănỞ thời đại ngày nay, cùng với sự bùng nổ của thông tin thí sách là một trong những sản phẩm hàng hoá được sản xuất nhiều nhất và cũng được tiêu thụ nhiếu nhất.
    Vậy loại hàng hoá đặc biệt này đến với doanh nhân như thế nào? Doanh nhân không phải là những nhà nghiên cứu nhưng họ cũng chẳng phải là những người thờ ơ với sách vở...
  • Sẽ sai lầm nếu bỏ thói quen đọc sách

    05/07/2005Bà Nguyễn Thị Ngọc Thuần - Vụ trưởng Vụ Thư việnSau 8 ngày mở diễn đàn, Lao Động đã nhận được nhiều ý kiến tâm huyết bày tỏ sự quan tâm, bức xúc... trước việc thói quen đọc sách đang bị mai một. Trong số báo này, Lao Động xin giới thiệu bài trả lời phỏng vấn của bà Nguyễn Thị Ngọc Thuần (ảnh) - Vụ trưởng Vụ Thư viện - Bộ Văn hoá - Thông tin để khép lại diễn đàn này.
  • Đi tìm danh sách "best seller"

    05/07/2005Để tìm hiểu thị hiếu của bạn đọc hôm nay, chúng tôi đã dựa trên những thống kê về các đầu sách bán chạy của các nhà xuất bản và các cơ quan tương ứng ở TP. HCM để có một cái nhìn tương đối về thị hiếu sách của bạn đọc tại thành phố này...
  • Người Sài Gòn "bạo" tay mua sách

    05/07/2005Năm 2003, nhà sách Trí Tuệ đưa về một bộ Đại từ điển Phật học Huệ Quang (cảo bản) 10 tập, giá 1,5 triệu đồng. Tưởng bán chậm, ai ngờ cuối cùng lại...thiếu hàng!
    Trên thực tế không chỉ có sách nghiên cứu giá đắt như vậy mà vẫn hút hàng, các loại sách khác cũng đang bán rất chạy trên thị trường thành phố...
  • Sách Việt Nam và con đường hội nhập

    05/07/2005Hội sách TP.HCM lần 3 đang diễn ra tưng bừng tại TP.HCM. Đi hội và tự hỏi, chừng nào sách Việt hội nhập thị trường quốc tế? Có thể nói thị trường sách năm nay đang khởi động, hứa hẹn nhiều đổi mới. Trong đó vấn đề hội nhập là nỗi ưu tư của nhiều đơn vị xuất bản, phát hành sách cả tư nhân lẫn quốc doanh.
  • Bôngdua mexừ Sách

    25/12/2003Hội thảo về sách của ngành xuất bản đã khẳng định khâu in, xuất bản không đáng kể so với giá sách. Thủ phạm khiến sách giá cao lại là khâu phát hành. Nói tóm lại là kiến thức văn hoá của chúng ta đã bị bọn con buôn (còn gọi là quý vị đầu nậu) mua sỉ hết và bán lẻ với giá cao...
  • Bao giờ sách là vàng?

    12/11/2003Ánh NgọcNói đến sách, người ta được gợi ngay đến cảm giác về sản phẩm thiêng liêng của trí tuệ, về "túi khôn" của cả loài người. "Sách quý như vàng", câu thành ngữ này thể hiện phần nào sự trân trọng của con người dành cho sách. Nhưng có mấy ai biết nâng niu giá trị của từng bụi vàng làm nên một kho tàng tri thức quý báu?
  • Đi nhà sách...đọc sách

    07/08/2003Một người bạn rủ tôi đi nhà sách để... đọc sách. Tôi ngạc nhiên: đi nhà sách để mua sách, chứ ai lại đến đó để đọc sách. Anh bạn kéo tôi: thì cứ đi rồi biết...
  • Bác Hồ với việc đọc sách báo

    07/08/2003Đỗ Văn Phú - Cù Thị MinhNgười là một người cầm bút có nội lực lớn lao trong nhiều lĩnh vực: Chính trị, văn hoá, văn học và báo chí. Suốt đời Người đã đọc... và đọc để nâng cao vốn hiểu biết, nâng cao trí tuệ ở tầm cao mới...
  • Những cuốn sách và một con đường của Trí Việt

    18/07/2003Tại Hội chợ Sách TP.HCM 2002, gian hàng của First News (Công ty Văn hoá Sáng tạo Trí Việt) là một trong những gian hàng được độc giả ghé thăm đông nhất. Sau hàng trăm đầu sách tiếng Anh và Tin học, gần đây First News lại nổi lên với những tác phẩm biên dịch được độc giả chú ý như ''Bill Gates - Con đường đến tương lai'' ''Tốc độ tư duy'', ''Vladimir Putin - nhân vật số một''.
  • xem toàn bộ