Đi Tây

03:45 CH @ Thứ Tư - 26 Tháng Năm, 2010

Đi Tây bây giờ không còn đồng nghĩa với đi buôn, một vốn bốn lời. Người đi chẳng còn tất tả ngược xuôi, áo phông quần bò, nhịn ăn như nói, gói gói ghém ghém, gói luôn cả phần ăn máy bay về làm quà cho con cho cháu. Xưa đi Tây đồng nghĩa với lộc trời ban cho, một vinh dự hiếm hoi ít người có được.

Nhà nào có người đi Tây cả làng, cả tổng biết. Ai chưa được đi Tây chưa được gọi là người sang. Trong các cuộc hội nghị, hội thảo, người đi Tây về nói chuyện rất khiêm tốn, nói tôi sang nước này nước kia người ta làm thế này thế kia, mọi người ngồi nghe vô cùng ngưỡng mộ.

Xưa nhà văn Lê Lựu đi Mỹ về viết hẳn một cuốn sách, đi nói chuyện khắp nơi. Có người còn ghi âm cuộc nói chuyện của ông phát tán khắp nơi thì thầm thì thào ông đi thêm chuyến nữa, lại viết báo nói chuyện ầm ĩ một thời. Thế nên bác Xuân Sách viết chân dung Lê Lựu mới có câu "Người được đi Mỹ hai lần/ Biết rồi khổ quá nói mãi”, hi hi.

Đi Tây bây giờ đồng nghĩa với đi chơi. Hội nghị hội thảo là cái cớ, tiếng Tây trọ trẹ, người Tây thì nói veo véo, biết gì mà nghị với chả thảo. Đi chơi để biết Tây là cái gì, tròn hay méo, để về nhà nửa kín nửa hở rằng đây đã một lần đi Tây nhé , xin đằng ấy chớ có lòe.

Hi hi, đằng ấy cũng như đây, taxi chẳng dám, tàu điện cũng không, cứ cuốc bộ rã chân, nếu không vì chút sĩ diện thì nhổ bố nó giày đi chân không cho nhẹ nợ. Ai biết đôi ba tiếng Tây thế còn phúc chứ đằng ấy cũng như đây tiếng Tây chỉ mỗi how are you thời mặt lúc nào cũng như ngỗng. Mấy người Tây vừa lịch sự vừa nhiệt tình nếu không thì lạc giữa mê cung chết đói giữa trời Tây cũng không biết chừng. Có ông được mời đi hội thảo nước Tây người ta yêu cầu phải thông thạo tiếng Tây. Ông cứ lờ đi, lấp liếm để đi cho bằng được. Sang đó mới ngao ngán, cả trăm người vào vào ra ra chào hỏi ông cứ mặt đực như ngỗng… Họp đã không nói được gì, ra hành lang về khách sạn, đi phố đi chợ ai nói gì cũng chỉ biết nhăn răng cười. Về đến nhà thấy nhẹ cả người, y chang mình vừa bị người ngoài hành tinh bắt cóc vừa thả cho về.

Nhiều người cũng trong tình trạng ấy nhưng ỉm đi, về nhà oách lắm, complet, cravate, giày đen sáng bóng, hoa tươi tặng tận sân bay. Nói cười thong dong vừa kể vừa bịa nước Tây
trọng vọng mình như thế nào. Ai biết ông đang ở tâm trạng như vừa thoát khỏi âm ti, mừng hơn cha chết sống lại. Hết phố lại phéo, tăng dít với tăng dót, sợ lạc máy bay mất ăn mất ngủ, thèm thuốc đến phát cuồng, mồm khâu cả chục ngày nay mới được há.

Bây giờ mới được áp bốc phét. Nhà văn A trả lời phỏng vấn rằng nước Tây nhất loạt kính trọng ông, văn ông được dịch ầm ầm người Tây đọc khen nức khen nở. Ông còn đối thoại liên miên với các chính khách, các giáo sư nước Tây. Giáo sư Tây hỏi ngu như bò còn ông văn hóa 8/10 thì trả lời hay như thánh phán. Ai biết ông ở nước Tây sợ lạc, sợ tốn tiền cứ ru rú ở nhà, sáng mì tôm trưa mì tôm tối vẫn mì tôm, giao lưu chủ yếu bằng cười nhạt.

Nhà văn B còn sáng kiến tranh thủ chủ nhà đi vắng liền khui tủ lạnh nhà người ta làm một bữa no, thừa thắng xông lên làm liền năm bảy bữa no, bữa cuối cùng thì bị bắt quả tang đang khi mồm đầy thịt hun khói. Về nhà, bà lập tức viết nước Tây ở khía cạnh đê hèn, thứ phồn vinh giả tạo bà thời khinh tất.

Nghệ sĩ Z đi shopping thấy hàng hóa phơi đầy chẳng có ma nào trông, tưởng bở liền nhét cái áo lông thú rồi chuồn, ai ngờ thế mà thoát. Hóa ra nước Tây giàu mà ngu, thừa thắng xông lên chôm thêm cái nữa thì bị bắt. Bèn chữa thẹn rằng bà chỉ đùa nước Tây tí cho vui, bà biết Tây tất nhiên là ngu rồi, bà muốn thử chúng ngu đến mức nào cho rõ chứ bà đây vàng đeo nặng tay, ngọc treo trĩu cổ thèm vào thứ lông thú ni-lông.

Đạo diễn X đem phim đi dự liên hoan, chẳng được cái giải gì, người ra lịch sự trao cho cái bằng lưu niệm vẽ cái biểu tượng liên hoan, liền giả ngây giả ngô về nước réo lên mình được giải. Ti vi một phen bị hố, thiên hạ được một bữa cười vỡ bụng, hóa ra lắm kẻ khát danh đến tâm thần.

Đạo diễn H đem phim đi chợ phim. Phim chẳng ma nào xem, chỉ được chiếu vòng ngoài, về nước làm ầm lên rằng phim mình đông như vỡ chợ, báo chí nước Tây đua nhau khen, đua nhau khẳng định phim không được giải liên hoan A cũng được giải liên hoan B, khéo không lại được giải ô-xờ-ca!

Gớm chưa, thời đại internet mà bịp nhau như thời mông muội. Ai chẳng biết ông đem phim đi nước Tây, đứng ru rú ở góc nhà không ai bắt chuyện. Dăm ba người lịch sự ra bắt tay nói, nịnh đôi câu, ông cố tình tưởng thật về hoắng húyt doạ đồng nghiệp nước nhà một phen sợ xanh mắt.

Nhớ cách đây mười năm, ông đạo diễn P nhờ biết tiếng Tây, nhờ quen dăm ba người Tây, được mời đem phim đi dự hết liên hoan này đến liên hoan khác. Tây hỏi: Việt Nam còn những đạo diễn nào? Ông thở dài, nói loanh quanh, tóm lại phi ông ra chẳng có ma nào tất. Thế mà Tây cũng tưởng thật. Ông kiếm lời được dăm năm, đến khi Tây về nước ta mới biết hóa ra ông nói phét.

Rồi nhà thơ biết tiếng Tây, nghệ sĩ biết tiếng Tây, nhà nghiên cứu biết tiếng Tây đều nhất loạt xì xồ với Tây: thưa, ở Việt Nam ngoài tôi ra thì hình như cũng không còn ai… là điệp khúc muôn năm của những bác đi Tây láu cá. Bây giờ ít ai người ta tin nữa. Không ai tin cũng cứ nói, nói đi nói lại rồi cũng có người tin. Chỉ nước ông mới biết thực ra ông là ai. Tây biết quái gì mà không bịp?

Nước Tâm rộng mênh mông, nhiều điều kỳ thú. Đi Tây hay lắm, đi để biết, để học khôn. Đi một ngày đàng học một sàng khôn, đi một ngày Tây học một bồ khôn chứ không ít. Lợi lắm, dại gì không đi. Ối người đi Tây về đã làm được ối việc ích nước lợi nhà. Nhưng đấy là những người tử tế, còn những ông láu cá, những ông khôn vặt thì đi Tây chỉ là một mánh khóe để trục lợi cho chính bản thân ông ta thôi. Nói thật, lợi của kẻ tiểu nhân thì lợi bất cập hại.

Các bác đi Tây à? Hoan hô các bác! Nhưng xin các bác nhớ cho: Các bác đi Tây trong thời internet, cẩn thận không thì bị hố đấy!

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nền giáo dục Thụy Điển tiên tiến nhất thế giới hiện nay?

    26/06/2020TS Lê Tự HỷCông trình "Nền giáo dục Thụy Điển tiên tiến nhất thế giới hiện nay" là một chuyên luận công phu, bổ ích và sâu sắc, rất cần cho việc hoạch định chiến lược giáo dục của Việt Nam.
  • Ông quan trọng

    22/05/2020Nguyễn Quang LậpNgày lễ mình ra phố lo mấy việc lặt vặt, vừa về chưa kịp cởi áo đã nghe anh gọi điện thoại, nói mày ra khách sạn Mường Thanh uống với anh ly bia, chưa kịp chối anh đã cúp máy, coi như mình phải ra ngồi với anh là chuyện đương nhiên. Đang tính xem nếu anh gọi lại thì bịa chuyện chối khéo như thế nào thì anh lại gọi, nói mau lên em, lại cúp máy tắp lự...
  • Văn hóa và hội nhập

    08/04/2020Vương Trí NhànLúc bình tĩnh ngồi nghĩ, lại cảm thấy nhờ thế được nâng mình lên. Và quan trọng nhất, qua cái sự kiếm cơm của thiên hạ, tự nhận ra con người thực của mình. Với từng cá nhân cũng vậy mà với cả xã hội cũng vậy...
  • Người Việt hiện đại và tư duy logic, tư duy triết học

    12/02/2017Nguyễn Thu Phương thực hiệnRất nhiều bài học về tư duy logic, PGS Hồ Sĩ Qúy đã học từ bà nội mình, một bà cụ nông dân không được học tập bài bản qua các trường lớp. Theo ông, bây giờ có không ít người thiếu một nhãn quan tư duy triết học tối thiểu, trong khi đó trước kia thì bất kỳ cụ già nào cũng như một nhà thông thái...
  • Nói nhiều ngôn ngữ khác nhau

    30/06/2009Cao Việt DũngTuần qua, đời sống bình lặng của văn chương Việt Nam bỗng trở nên sôi động với một “vụ án” được gọi tên là “đạo thơ”. “Đạo”, mạo danh… vốn không phải chuyện mới, nhưng lần này nó lại liên quan đến giấc mơ đưa văn chương Việt Nam ra thế giới.
  • Kìa, họ đang theo dõi bạn

    27/05/2009Bảo ChâuChúng ta đang sống trong một thế giới bất an bởi thực tế, dù muốn dù không, bao quanh chúng ta biết bao cặp mắt, đôi tai đang nhìn ngó… nghe ngóng. Bạn không thể trốn thoát đâu! Một thiên la địa võng đang trùm lên bạn.
  • Ảnh hưởng của văn hóa phương Tây qua sự hiện diện của tờ báo

    09/04/2009Trần Văn ToànSự ra đời của báo chí, lẽ tự nhiên, làm xuất hiện một chân dung mới: ký giả, hay nhà báo. Những danh xưng này, trong ngôn ngữ đương đại thiên về ý nghĩa nghề nghiệp thuần túy nhưng ở vào thời điểm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX lại có nét nghĩa chỉ một nhóm có vai trò ưu đẳng trong xã hội (status group). Với quốc dân, họ là đại diện cho luân lý và tri thức, có chức phận dẫn dắt, hướng đạo. Trong một xã hội vốn có truyền thống trọng quan tước, ký giả thậm chí được liệt vào tầng lớp “quan lại cao cấp”.
  • Khi người lính là Hot man

    16/01/2009Nhà văn Nguyễn Quang LậpKhông biết trước năm 1960 thế nào, mình còn quá nhỏ không nhớ, nhưng từ năm 1960 đến 1970, hot man là anh bộ đội. Có lẽ thời loạn, anh bộ đội nổi lên như mẫu người hùng được xã hội yêu quý và ngưỡng mộ.
  • Về môi trường văn hóa và môi trường văn hóa ở Việt Nam

    08/07/2007Hồ Sĩ QuýViệc sửdụng lý thuyếtmôi trường văn hoá làmột cách kiến giải mới,một phương án tưduy mới về những vấn đề quen thuộc. Tác giảđã sửdụng lượng thông tin rất phong phúđể lý giải môi trường văn hoá Việt Nam từ các phương diện: tư tưởng- lý luận,kinh tế xãhội, đời sống tinh thần xã hội. Trêncơ sởđó, tác giả đưa ra kết luận rằng, nét chủđạo của môi trường văn hoá Việt Nam hiện naylà tốt đẹp và lành mạnh...
  • Vấn đề tôn giáo trong triết học phương Tây hiện nay

    22/08/2006TS. Đỗ Hiền LanTrong mấy thập kỷ trở lại đây, vấn đề tôn giáo càng trở nên phức tạp, hiện tượng cuồng tín tôn giáo và sự xuất hiện của nhiều dạng tín ngưỡng, giáo phái mớiđã làm cho giới học giả và các tổ chức chính trị trên thế giới thực sự lúng túng trong cách giải quyết vấn đề. Từ đó, các nhà triết học phương Tây lại trở lại nghiên cứu tôn giáo Sự nghiên cứu tôn giáo từ bình diện triết học giờ đây không chỉ để phê phán thế giới quan tôn giáo, chứng minh tính phi lý của nó hay luận chứng cho vấn đề Thượng đế có tồn tại hay không, mà họ đi sâu vào nghiên cứu mối quan hệ giữa tôn giáo và tính hiện thực, tôn giáo và đạo đức, tôn giáo và ý nghĩa cuộc sống...
  • Triết học phương Tây hiện đại đi về đâu?

    04/03/2006Bửu Ý...triết học khó lòng chiếm một chỗ nhỏ bé trong hoạt động tri thức của con người thời đại. Nó còn được nhắc nhở phần nào chăng qua các phương tiện truyền thông, hay tối thiểu còn có cơ may thu mình lại trên vài trang sách?
  • Thanh niên Việt Nam đã sẵn sàng đối thoại văn hoá?

    25/12/2005Đình NamLàm thế nào để đối thoại văn hoá trở thành công cụ tăng cường hoà bình và an ninh, thúc đẩy phát triển bền vững là những vấn đề cơ bản được thảo luận tại Hội nghị "Đối thoại giữa các nền văn hóa và văn minh vì hòa bình và phát triển bền vững". Trong đó không ít nhà nghiên cứu đã đặt câu hỏi về mức độ sẵn sàng của thanh niên Việt Nam trong tiến trình đối thoại văn hoá, văn minh...
  • Văn minh giao tiếp thời hội nhập

    04/08/2005Diệu TrangVăn hoá thấm từng giọt, còn tiền thì có thể đến một cách ào ạt chẳng hạn như ngày mai anh trúng số độc đắc bỗng nhiên trở thành người giàu có. Đánh giá một con người văn minh, văn hoá, người ta không nhìn theo kiểu cứ là quan chức thì phải bút Monblank, ví Cartier, giày Christian Dior... Cái đó không quan trọng vì họ cũng rất biết về Việt Nam và không phải là mong đợi sự sang trọng đập vào mắt họ mà là người này tầm nhận thức thế nào, hiểu bên ngoài ra sao và mục đích anh đi ra thế giới để làm gì? Vậy nên "văn minh" ở đây là nắm bắt xu thế của thế giới đồng thời khẳng định được đặc thù của bản thân.
  • Văn hoá đọc hôm nay

    13/01/2004Dương Phương VinhTheo khảo sát của nhà phê bình trẻ Nguyễn Thanh Sơn, "15 năm trước đây, người đọc VN có thể tranh luận ngang ngửa với người đọc Nga về các tác giả cổ điển, cận đại và hiện đại Nga; kiến thức của anh ta có thể ngang bằng với một học sinh trung học Pháp và chắc chắn hơn đứt một sinh viên đại học Mỹ nếu tranh luận về văn học Mỹ đầu thế kỉ. Ngày nay, đại đa số người đọc không có một hình dung nào hết về văn học thế giới đương đại"...
  • xem toàn bộ