Tính phức tạp trong việc sử dụng các thuật ngữ triết học

10:20 CH @ Thứ Sáu - 30 Tháng Sáu, 2006

Như ta đã biết, khi trình bày ý nghĩ và tư tưởng của mình, mỗi người đều buộc phải sử dụng các thuật ngữ hay tín hiệu, ký hiệu nào đó. Thuật ngữ nào cũng có nghĩaxác định. Vấn đề là ở chỗ, giữa thuật ngữ và nghĩa của nó bao giờ cũng có quan hệ phức tạp.Nhiều thuật ngữ khác nhau có thểcùng mang một nghĩa (những từ đồng nghĩa khác âm), nhưng chỉ một thuật ngữ lại có thể mang nhiều nghĩa khác nhau (những từ đồng âm khác nghĩa). Tùy từng người, từng lúc và từng chỗ mà một thuật ngữ có thể được sử dụng theo nghĩa này hay nghĩa khác. Tình hình phức tạp đó có ở mọi lĩnh vực của nhận thức: triết học, các khoa học khác, các loại hình nghệ thuật, văn hoá…

Mỗi lĩnh vực nhận thức thông thường đều có một số thuật ngữ riêng bên cạnh một số thuật ngư chung. Đối với triết học, hầu hết các thuật ngữ đang được sử dụng cũng đều là những thuật ngữ được sứ dụng khá phổ biến trong các lĩnh vực khác của nhận thức, trong số đó có nhiều từ đồng âm khác nghĩa và nhiêu từ đồng nghĩa khác âm. Điều này làm cho việc sử dụng các thuật ngữ triết học thường phức tạp hơn so với việc sử dụng các thuật ngữ khác.

Tính phức tạp trong việc sử dụng các thuật ngữ triết học thể hiện trước hết ở chính thuật ngữ "triết học". Trong lịch sử, không phải mọi người đều hiểu về triết học một cách giống nhau. Theo T.I.Oiderman, sách giáo khoa về triết học hiện nay ở nước ta đều đưa ra định nghĩa như trên về triết học. Chính đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự bất thường xảy ra trong việc đánh giá về tinh chất triết họccủa một tác phẩm nào đó.

Để có thể hiểu đúng tư tưởng triết học của một tác giả qua một tác phẩm, người tìm hiểu cần phải xem từng thuật ngữ trong từng lần xuất hiện ở tác phẩm ấy được sử dụng theo nghĩa nào dựa vào từ điển và sự giải thích của chính tác giả. Song, như đã biết, các từ điển hiện có, kể cả từ điển đồ sộ nhất, lại không liệt kê được tất cả các thuật ngữ cũng như tất cả các nghĩa của từng thuật ngữ đã được sử dụng trong sách báo triết học. Chẳng hạn, "văn hóa” là một thuật ngữ có rất nhiều nghĩa, số lượng nghĩa của nó không ngừng tăng lên và gần đây, có ý kiến cho rằng, số lượng đó đã tăng lên đến trên 1000. Với số lượng ấy, đương nhiên là không có từ điển nào dám dung chứa. Đối với một số thuật ngư khác, không phải chỉ các từ điển mà ngay cả các tác giả cũng không giải thích. Thuật ngữ, “chủ nghĩa xã hội" là một ví dụ. Tuy cũng nói đến "chủ nghĩa xã hội" nhưng ở những người khác nhau nó lại được hiểu theo những nghĩa khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, C.Mác vàF. Engen đã chỉ ra sự khác biệt giữa quan niệm của các ông với một số quan niệm khác về chủ nghĩa xã hội. Sau Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, trên thế giới xuất hiện một kiểu chế độ xã hội mới, lúc này thuật ngữ "chủ nghĩa xã hội" không những được dùng để chỉ các lý luận hay các quan niệm khác nhau về chủ nghĩa xã hội, mà nó còn có thể được hiểu là kiểu chế độ xã hội đã tồn tại ở Liên Xô và ở một số nước khác. Dĩ nhiên, thuật ngữ "chủ nghĩa xã hội" giống như nhiều thuật .ngữ khác có thể được sử dụng theo nhiều nghĩa khác nhau, nhưng điều đáng chú ý là, không phải bất kỳ lúc nào bắt gặp thuật ngữ ấy người đọc cũng dễ dàng xác định được nghĩa của nó, do đó đôi khi phải mất nhiều công sức mới hiểu được tư tưởng của người viết.

Trong lịch sử triết học, việc sử dụng thuật ngữ "vật chất" là một trường hợp được nhiều người quan tâm nhưng lại khá phức tạp, vì đó là thuật ngữ cơ bản của triết học được sử dụng phổ biến trong cả các khoa học và các lĩnh vực nhận thức khác. Qua tác phẩm "Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán" của Lênin, chúng ta càng thấy rõ hơn về tính phức tạp của việc sử dụng thuật ngữ "vật chất". Như Lênin đã nói trong tác phẩm ấy, Valentinốp - một người theo phái Makhơ, đó không hiểu được nghĩa của thuật ngữ "vật chất" được các nhà triết học duy vật sử dụng, nên khi thấy một số vật thể có thể biến thành trường đã vội la lên rằng "vật chất đã tiêu tan mất" và “chủ nghĩa duy vật không phải là sự giải thích thế giới một các khoa học". Dĩ nhiên, "vật chất" theo cách hiểu cua một số nhà khoa học tự nhiên có thể "tiêu tan mất", nhưng nếu từ đó mà nhận xét về chủ nghĩa duy vật như trên thì lại là sai lầm. Bởivì các nhà triết học duy vật sử dụng thuật ngữ “vật chất” không phải với nghĩa “trườngkhông phải là vật chất", mà với nghĩa “trường cũng là vật chất". Nhận thấy thuật ngữ “vật chất" mà những người duy vật sử dụng có thểcó thể còn bị hiểu lầm, trong tác phẩm nói trên, Lênin đã phải nhiều lần giải thích về nghĩa của nó. Cụ thể , ông nói rằng vật chất là "thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác"là "cái tác động vào giác quan của chúng ta, thì gây ra cảm giác" là "một thực tại khách quan được đem lại cho chúng ta trong cảm giác" là "thực tại khách quan tồn tại độc lập với ý thức con người và được ý thức con người phản ánh" là "cái thực tại khách quan mà chúng ta nhận thấy được trong cảm giác”. Có lẽ ít có thuật ngữ nào mà Lênin phải giải thích nhiều lần như vậy.

Một ví dụ khác liên quan đến tính phức tạp của việc sử dụng thuật ngữ "vật chất" thường được dẫn ra trong các sách giáo khoa về logic học, đó là lập luận sau: Vì vật chất tồn tại vĩnh viễn, mà cái này là vật chất, nên cái này tồn tại vĩnh viễn. Như đã biết, trong tam đoạn luận này, dù hai tiền đề là đúng nhưng kết luận lại là sai, cái sai trong lập luận nằm ở chỗ, thuật ngữ "vật chất" được sử dụng hai lần và mỗi lần theo một nghĩa riêng, do đó, trong tam đoạn luận ấy tuy có 3 thuật ngữ hay 8 đanh từ (vật chất, tồn tại vinh viễn, cái này nhưng lại có tới 4 khái niệm hay 4 danh từ logic. “Vật chất" lần thứ nhất được sử dụng với nghĩa là một danh từ riêng (viết hoa), dùng để chỉ một đối tượng duy nhất, đó là thế giới vật chất xét như một chỉnh thể, thế giới này là duy nhất, không tự nhiên sinh ra và không tự nhiên mất đi, nó tồn tại vĩnh viễn. Vật chất" lần thứ hai được sử dụng vớinghĩa là một danh từ chung (viết thường) dùng để chỉ vô vàn đối tượng, mỗi đối tượng trong vô vàn đối tượng ấy chính là một sự vật thuộc “Thế giới vật chất xét như một chỉnh thể", nó có sinh và diệt, nó không tồn tại vĩnh viễn.

Lỗi logic trong lập luận trên đây được gọi là lỗi “đánh tráo đối tượng" (hay "đánh tráo khái niệm). Lỗi "đánh tráo đối tượng" này thường xuất hiện khi người ta sử dụng một thuật ngữ với nhiều nghĩa khác nhau lúc thì theo nghĩa này và lúc thì theo nghĩa khác (lúc để chỉ đối tượng này, lúc để chỉ đối tượng khác), nhưng lại (vô tình hoặc có chủ định vì nhiều lý do khác nhau ) không giải thích rõ ràng trong từng trường hợp nó được sử dụng theo nghĩa nào, điều đó làm cho người khác dễ lầm tưởng rằng thuật ngữ ấy được dùng để chỉ một đối tượng duy nhất. Lỗi "đánh tráo đối tượng" nhiều khi rất khó phát hiện và tạo nên các nghịch lý hay các "mâu thuẫn logichình thức”có một số câu nếu xét ở bề ngoài thì đó là những mâu thuẫn logic hình thức, nhưng khi ta “tách" được các nghĩa khác nhau của một thuật ngữ nào đó thì cái "vẻ bề ngoài" ấy sẽ biến mất. Chẳng hạn, ở câu "tư bản vừa xuất hiện trong trao đổi vừa không xuất hiện trong trao đổi", thuật ngữ "trao đổi" thực ra đã được sú dụng hai lần vớihai nghĩa khác nhau (theo nghĩa là điều kiện cầnvà theo nghĩa là điều kiệnđủ cho một cái gì đó) và do đó, câu này không chứa đựng mâu thuẫn logic hình thức. Chúng ta có thể diễn đạt câu nói trên theo cách khác để làm các nó mất đi "cái vẻ bề ngoài của mâu thuẫn logic hình chức" như sau: Tư bản xuất hiện trong trao đối theo nghĩa traođổi làđiều kiện cầncho sự xuất hiên của tư bán, nhưng tư bản cũng không xuất hiện trong trao đổi theo nghĩa trao đổi không phải là điều kiệnđủ cho sự xuất hiện của tư bản. Đối với câu "nước ta vừa có CHXH vừa chưa có CHXH" thì cũng như vậy. Câu này chỉ là một mâu thuẫn logic hình thức ở bề ngoài, vì "có chủ nghĩa xã hội" được hiểu theo nghĩa là có nhà nước XHCN, còn "chưa có CHXH" được hiểu theo nghĩa là chưa có cơ sở vật chất của CHXH.

Tính phức tạp của việc sử dụng các thuật ngữ đa nghĩa xuất hiện cả ở những thuật ngư đơn giản như "triết học mácxít”. Nhẽ ra, khi sử dụng thuật ngữ "triết học mácxít" người ta phải cho biết nó được sử dụng theo nghĩa nào: theo nghĩa là "triết học của C.Mác" hay theo nghĩa là "triết học của những người mácxít”.Thế nhưng, ở một số tài liệu, thuật ngữ này lại được dùng lẫn lộn giữa hai nghĩa mà không có sự giải thích rõ ràng, vì thế không ít người đã lầm tưởng quan điểm đang được trình bày là quan điểm của C.Mác, nhưng thật ra lại là quan điểm của người trình bày hoặc của người mácxít khác. Trong trường hợp như vậy, có thể nói, quan điểm của C.Mác một cách vô tình ít nhiều đã bị làm biến dạng.

Việc làm biến dạng quan điểm hay tư tưởng của người khác không phải là hiện tượng hiếm hoi.Trong quá trình tìm hiểu tư tưởng của các nhà triết học xưa, hiện tượng này rất dễ xuất hiện. Bởivì một số thuật ngư được sử dụng trước đây thì nay đã không còn được sử dụng một số thuật ngữ hiện nay tuy còn sử dụng nhưng đã mang nhiều nghĩa khác so với trước đây.

Sự bổ sung thêm các nghĩa mới cho thuật ngữ cũ là sự phát triển bình thường của tư duy. Phù hợp vời sự phát triển đó, nó đời ta vẫn thường sử dụng các thuật ngữ, các câu hay các cách diễn đạt để truyền tải tư tưởng mới. Chẳng hạn, khi đề ra chủ trương "tiên học lễ, hậu học văn", chúng ta không phải là người mang tư tưởng phong kiến lạc hậu, bới lẽ thuật ngữ "lễ"ở đây đã được hiểu theo một nghĩa tân tiến. Ấy thế mà có người vẫn bị "chụp" oan cái mũ "tư tưởng lạc hậu” chỉ vì đã sử dụng các thuật ngữ, các câu hay các cách diễn dạt "cổ”.

Sai lầm do không thấy sự thay đổi về nghĩa của các thuật ngữ còn thể hiện ở sự "hiện đại hóa" quan điểm của người xưa. Chẳng hạn, đó là trường hợp đối vời quan điểm về nguyên tú của Đêmôcrít. Như đã biết, tuy cũng nói về "nguyên tử” nhưng Đêmôcrít hiểu với nghĩa là "phần tử nhỏ nhất của vật chất không thể phân chia được” còn chúng ta hiện nay lại hiểu vớinghĩa là nguyên tố hoả học do các proton, electron và hạt cơ bản khác tạo thành". Dĩ nhiên, quan điểm về nguyên tử của Đêmôcrít là sai lầm, vì chúng ta tin rằng, thế giới là vô tận - lớn vô tận và bé vô tận, vô tận cả về bề rộng lẫn bề sâu, do đó không thể có "phần tử nhỏ nhất của vật chất không thể phân chia được", tức là không thể có nguyên tử. Nhưng theo sự giải 'thích của một số người, sở dĩ quan niệm về nguyên tử của Đêmôcrít có sai lầm là vì ngày nay người ta đã phát hiện' được rằng nguyên tử có thể phân chia được thành các proton và các electrôn. Với cách giải thích này, vô tình người giải thích đã "bắt" Đêmôcrít sử dụng thuật ngữ “nguyên tử" với nghĩa giống như hiện nay chúng ta đang hiểu. Đó chính là một cách hiện đại hoá quan điểm của người xưa.

Tính phức tạp trong việc sử dụng các thuật ngữ triết học không .những xuất hiện do có nhiều thuật ngữ đa nghĩa, mà còn xuất hiện do sự tồn tại của nhiều thuật ngữ đồng nghĩa. Thực tế là, khi sử dụng một thuật ngữ nào đó chúng ta không những có thể sử dụng nó lúc thì theo nghĩa này, lúc thì lại theo nghĩa khác, mà còn có thể sử dụng nó lúc đồng nghĩa với thuật ngữ này, lúc lại đồng nghĩa với thuật ngữ khác. Ví dụ, các thuật ngữ trong từng nhóm sau đây có lúc đã được chúng ta hoặc người nào đó sử dụng đồng nghĩa vớinhau: vật chất - tồn tại - tự nhiên - cái vật lý, ý thức - tư duy - tinh thần - cái tâm lý , logic - quy luật - định luật - đạo lý - phép biện chứng - lý luận nhận thức - logic học...

Hai thuật ngữ được coi là đồng nghĩa với nhau khi chúng có thể thay thế được cho nhau mà không làm thay đổi nghĩa của điều đang diễn đạt. Ví dụ dễ hiểu về sự tồn tại của các thuật ngữ đồng nghĩa là các thuật ngữ tương đươngtrong các ngôn ngữ khác nhau. Sở dĩ các thuật ngữ của hai ngôn ngữ nào đó có thể chuyển dịch lẫn nhau là vì các thuật ngữ ấy tương đương nhau hay đồng nghĩa với nhau. So với việc chuyển dịch các thuật ngữ khác, việc chuyển dịch lẫn nhau giữa các thuật ngữ triết học của các ngôn ngữ khác nhau phức tạp hơn vì tính phức tạp của bản thân các thuật ngư triết học.

Trong triết học thường hay xuất hiện các thuật ngữ mới, trong số đó co một số thuật ngữ đồng nghĩa với các thuật ngữ đã có. Thay đổi về thuật ngữ mà không thay đổi về nghĩa của nó là phương thức mà một số nhà triết học duy tâm thường dùng để (cố tình hoặc vô tình) che đậy chủ nghĩa duy tâm của họ.Điển hình là Makhơ, Avenariut và những người đề xướng "chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán". Cái vỏ "triết học tối tân" mà Makhơ và Avênariut tạo ra đó đả bị Lênin lột bỏ trong tác phẩm "Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán". Cũng có trường hợp khi tạo ra thuật ngư mới, người sáng tạo hy vọng nó sẽ có một nghĩa mới, nhưng thực ra nếu phân tích kỹ thì nó lại đồng nghĩa với một hay nhiều thuật ngữ cũ. Chẳng hạn, thuật ngữ "mâu thuẫn logic tầm thường" trên thực tế đồng nghĩa với thuật ngữ cũ là “khâu thuẫn logic hình thức". Tất nhiên, trong những hoàn cảnh cụ thể, cần thiết phải có thuật ngữ mới đủ cho thuật ngữ mới ấy đồng nghĩa với các thuật ngữ cũ - ví dụ như thuật ngữ "mâu thuẫn biện chứng". Trong các tác phẩm của C.Mác, F.Engen và V.I.Lênin tuy chưa có thuật ngữ này, nhưng thuật ngữ "mâu thuẫn" được các ông sử dụng với nhiều nghĩa, trong đó có nghĩa của thuật ngữ "mâu thuẫn biện chứng". Hiện nay, hai thuật ngữ "mâu thuẫn" và "mâu thuẫn biện chứng" ở nhiều chỗ vẫn được chúng ta sử dụng đồng nghĩa với nhau, như ở các câu "mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động", "quy luật mâu thuẫn là hạt nhân của phép biện chứng”... ở những câu này, việc thay thế thuật ngữ “mâu thuẫn" bằng thuật ngữ "mâu thuẫn biện chứng" sẽ tránh bớt được những sự hiểu lầm không đáng có.

Trên đây chúng tôi mới đề cập đến một số thuật ngữ triết học và bước đầu phân tích tính phức tạp trong việc sử đụng các thuật ngữ này. Để làm rõ hơn tính phức tạp ấy, cần phải có sự phân tích sâu và rộng hơn nhiều. Tuy nhiên, qua sự phân tích trên chúng ta có thể thấy rằng, nếu đơn giản hóa việc sử dụng các thuật ngữ nói chung và đặc biệt là các thuật ngữ triết học, thì chúng ta sẽ khó tránh khỏi vi phạm lỗi logic là trình bày không đúnghoặc không rõ ràng tư tưởng của mình vàhiểu sai tư tưởng của người khác-một lỗi logic thường gặp trong sách báo triết học và có thểgây ra những sự hiểu lầm đáng tiếc.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tri thức – Tư tưởng

    09/04/2019Nguyễn Trần BạtSự nâng cao dân trí, sự tiến bộ của nhân dân là thước đo trình độ phát triển của các quốc gia, đồng thời cũng là nguồn gốc của những đòi hỏi ngày càng cao, ngày càng khắt khe hơn đối với những nhà chính trị. Họ buộc phải có những phẩm chất cao hơn, đặc biệt là phải có trí tuệ cao hơn. Thời đại của những phương pháp cai trị ngu dân đã qua...
  • Logic hình thức và nhận thức khoa học

    15/05/2018GS. Phan Đình DiệuTrải qua hơn hai nghìn năm, từ thời Arixtốt đến nay, logic hình thức đã là công cụ đắc lực góp phần hình thành và phát triển nhiều ngành khoa học khác nhau, nó cũng là công cụ tư duy hợp lý trong mọi mặt đời sống nhận thức của con người. Ngày nay, ở giai đoạn mà con người đang có tham vọng dùng máy móc để tự động hóa từng bước các hoạt động trí tuệ...
  • Sự phát triển của nhân loại trong quan hệ với tri thức

    07/10/2016Bùi Quang MinhBài viết này mô tả sự kiến tạo kiến thức của loài người trong ngữ cảnh "chuỗi" biến đổi lớn về văn hoá và nhận thức xảy ra trong quá khứ và dự báo tương lai...
  • Tháp Babel và sự hỗn loạn về ngôn ngữ

    22/12/2015N.B (theo History)Sách Sáng thế, cuốn đầu tiên trong Kinh Cựu ước, có nói đến tháp Babel khi kể về thuở hồng hoang của thế giới loài người. Cuốn sách giải thích vì sao loài người lại nói nhiều ngôn ngữ khác nhau...
  • Tư duy hệ thống và đổi mới tư duy

    26/03/2014GS. TSKH. Phan Đình DiệuThế kỷ 20 vừa đi qua và những thành tựu khoa học to lớn mà loài người đạt được trong thế kỷ đó đã làm đảo lộn nhiều hiểu biết vốn có của chúng ta về những vấn đề cơ bản như không gian và thời gian, vật chất và vũ trụ, sự sống và con người, rồi tiếp đến là kinh tế và xã hội... Từ những hiểu biết mới trong nhiều lĩnh vực khác nhau dần dần đã hình thành một quan điểm mới, một tư duy mới về thiên nhiên cũng như về xã hội của chúng ta...
  • Tạp bút Nghĩ

    11/09/2013Nguyễn Văn BìnhThuở nhỏ tôi thường mơ thấy cây ruối sau nhà bay lên trời, dưới gốc của nó có một đám mây màu vàng ngà. Không nhìn thấy rễ cây nhưng tôi cảm giác chúng đang ngủ trong đám mây vàng ngà ấy, giấc ngủ dịu dàng mềm mại chẳng vướng bận bởi các ý nghĩ. Lớn lên, lao vào đời sống với bao nhiêu tác động xô dập của xã hội, đôi lúc tôi mơ lại cú bay lên...
  • Cái riêng và cái chung: một số vấn đề cần quan tâm

    27/04/2006TS. Nguyễn Ngọc HàMột số vấn đề về cái riêng và cái chung ít được trao đổi trên các sách báo triết học nhưng lại cần được làm sáng tỏ. Những ý kiến được trình bày trong bài viết còn phải tiếp tục được trao đổi để tiến tới một sự hiểu biết đầy đủ và đúng biện chứng cái riêng, về cái chung và về phép biện chứng...
  • Một phương thức tư duy mới

    19/04/2006Edgar Morin (Nhà xã hội học)Ngày nay trong bối cảnh mọi tri thức chính trị, kinh tế, nhân chủng học, sinh thái học đã trở thành toàn cầu, đòi hỏi phải đặt mọi nhận thức về thế giới theo một hình thức tư duy mới...
  • Phi mâu thuẫn có phải bao giờ cũng là quy luật của tư duy đúng đắn?

    24/03/2006Nguyễn Ngọc HàĐể phản ánh chính xác hiện thực khách quan trong tư duy (dưới dạng các khái niệm, phán đoán... ), con người cần phải tuân thủ một số nguyên tắc hay quy luật nhất định. Một trong những quy luật đó, theo Aritstốt, là "phi mâu thuẫn”: hai mệnh đề phủ định nhau thì không thể đều đúng...
  • Nhìn và Thấy

    08/02/2006Phan Đình DiệuĐời là một cuộc thám hiểm bất tận, mà hành trang cho cuộc thám hiểm đó ở mỗi con người luôn luôn phải là một đôi mắt mới. Hãy để cho mỗi người tự chăm lo cho đôi mắt mình luôn được đổi mới, và được tự nhìn thế giới bằng chính đôi mắt luôn đổi mới đó...
  • Vài nét về hệ thống phạm trù trong triết học Arixtốt

    15/01/2006Nguyễn Văn DũngArixtốt là người đầu tiên đã đưa ra một hệ thống các phạm trù. Đây là điểm khởi đầu cho tất cả các học thuyết tiếp theo về phạm trù. Hệ thống phạm trù của Arixtốt là sự khái quát và kế tục những thành quả của toàn bộ nền triết học Hy Lạp cổ đại giai đoạn trước ông. Nó chiếm một vị trí rất quan trọng trong lịch sử triết học và ngày nay nhiều phạm trù của nó vẫn còn giữ nguyên giá trị bởi vì đó là những phạm trù cơ bản nhất trong tư duy của nhân loại...
  • Tìm hiểu thêm về khái niệm tư duy

    19/10/2005Phạm Hồng QuýTư duy là gì? Đây là một vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều ngành khoa học và nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Triết học nghiên cứu tư duy dưới góc độ lý luận nhận thức. Lôgíc học nghiên cứu tư duy ở các quy tắc tư duy đúng. Xã hội học nghiên cứu tư duy ở sự phát triển của quá trình nhận thức trong các chế độ xã hội khác nhau. Sinh lý học nghiên cứu cơ chế hoạt động thần kinh cao cấp với tư cách là nền tảng vật chất của các quá trình tư duy ở con người .Điều khiển học nghiên cứu tư duy để có thể tạo ra "Trí tuệ nhân tạo". Tâm lý học nghiên cứu diễn biến của quá trình tư duy, mối quan hệ qua lại cụ thể của tư duy với các khía cạnh khác của nhận thức...
  • Về sức khoẻ của tư duy

    19/07/2005Tương laiKhông khó khăn lắm để bắt gặp đâu đó quanh ta những người còn rất trẻ những cách suy nghĩ thì quá cũ kỹ, nhạt nhoà, ngược lại có người tuổi cao thậm chí rất cao, nhưng cách nghĩ lại rất trẻ trung, khoáng đạt. Tuy vậy, thực tế đó không bác bỏ một sự thật cũng rất dễ kiểm nghiệm là tuổi trẻ tiếp cận với cái mới, dễ dị ứng với sự trì trệ, không cam chịu với những cái đã quen đang bào mòn sức sống, lẽ sống. Họ không chịu dễ dàng dẫm theo những lối mòn làm chùn bước khát vọng khám phá. Đương nhiên, không phải người trẻ tuổi nào cũng có được cái đó, nếu giả dụ được cả như vậy, thì thật phúc lớn cho dân tộc!
  • Tri thức là gì?

    06/07/2005Phan Đình Diệu, Đại học Quốc gia Hà NộiThế giới đang chuyển biến tới một nền “kinh tế tri thức”, một “xã hội tri thức”, và với xu thế toàn cầu hoá hiện nay, điều đó cũng tác động rất lớn đến các nước đang phát triển như nước ta với không khi ít các cơ hội và đầy rẫy những thách thức. Nhưng, tri thức là gì? làm sao để có được sự giàu có tri thức tạo cơ sở cho một nền kinh tế và xã hội tri thức giàu có trong tương lai?...
  • Trần Đức Thảo và cuốn Tìm cội nguồn của ngôn ngữ và ý thức

    07/07/2005Trong việc kiểm kê di sản để tìm hiểu vốn văn hoá dân tộc hôm nay, nhất là di sản triết học, tôi nghĩ không thể bỏ qua những trang viết của Trần Đức Thảo được. Một di sản muốn có tác dụng phải phục sinh nó vào đời sống đương đại. Bởi vậy, tôi cho rằng việc dịch cuốn Recherches sur l’origine du langage et de la conscience (Tìm cội nguồn của ngôn ngữ và ý thức), tác phẩm quan trọng nhất của ông, là một việc làm rất có ý nghĩa...
  • Định nghĩa về tư duy suy luận

    09/07/2005Tư duy suy luận nghĩa là cách suy nghĩ đúng đắn trong việc theo đuổi với tri thức thích hợp và đáng tin cậy về thế giới. Miêu tả cách khác đó là lối suy nghĩ đầy kỹ năng, có trách nhiệm, có suy tư và hợp lý được tập trung vào việc quyết định xem nên tin tưởng hoặc thực hiện điều gì.
  • Chúng ta thường gặp lỗi khi tư duy như thế nào?

    05/11/2004Bùi Quang MinhTrong lao động và cuộc sống hàng ngày, bất cứ với ai, ở đâu và vào lúc nào cũng đều cần phải có tư duy chuẩn xác, chân thực và đúng đắn. Để đến được sự chuẩn xác trong suy nghĩ, mỗi chúng ta đã trải qua không biết bao nhiêu suy nghĩ sai lầm, thiển cận, chủ quan, thiếu chính xác và không ít trong số đó đã phải trả giá đắt. Đây là bài viết phân tích một số lỗi căn bản của quá trình tư duy...
  • Chúng ta sợ suy tư

    14/05/2003Ngô Văn Tao phỏng dịch - Martin HeideggerHãy đừng tự dối mình! Chúng ta tất cả - kể cả những chuyên gia trí thức - thiếu suy tư và dễ dàng để đầu óc trống rỗng. "Để đầu óc trống rỗng" là trạng huống hiện hữu khắp nơi trong xã hội ngày nay...
  • B. Bản chất của mọi thứ trên thế giới này là gì? Ngôn ngữ là gì?

    26/04/2003Tất cả những phát biểu sự thật lẫn lý thuyết đều là những sự đa dạng của mô hình hoá thực tế...
  • xem toàn bộ