Cầu tiến hay cầu toàn

06:15 CH @ Thứ Năm - 05 Tháng Tư, 2007

Nhiều ý kiến ví von việc vào WTO cũng như chuyện “dựng vợ, gả chồng” vậy. Vì đơn giản để mọi người đều hiểu và đỡ nhọc công phân tích, ít mệt mình. Nhưng có lẽ nên biết nhiều hơn đằng sau cuộc vui đình đám đó.

"Đã qua rồi cái thời "phở quát, lại càng nên cho vào câu chuyện Diễm xưa "cháo chửi"... Tất cả chỉ được công nhận khi chất lượng đòng nghĩa với lương tâm cống hiển cộng với một mong muốn kiếm tiền tử tế".

Cũng giống như lễ cưới hỏi theo nếp sống văn minh thì sẽ không có cỗ lạt linh đình triền miên. Thay vào đó, niềm vui sẽ là một trách nhiệm mới đầy cao cả với tổ ấm, tổ chức cuộc sống, phân công công việc và sẽ chỉ là một gia đình hạnh phúc nếp - tẻ đàng hoàng khi vợ chồng đều tử tế biết điều. Người xây kẻ giữ quan trọng và cơ bản nhất là nền tảng hiểu biết và tôn trọng những cam kết (của gia đình) mà cụ thể ở đây chính là WTO.

Việt Nam không nằm ngoại lệ của tính mạnh tínhyếu.Vào WTO nghĩa là đã ra "đại dương" mà tất cả đều được đi lên từ thế mạnh - yếu của mình. Bấy lâu nay, may mắn là ta đã không còn được nghe nhiều mĩ từ trong sách giáo khoa hay sách tham khảo từ bậc tiểu học dạy học sinh rằng nước ta "rừng vàng biển bạc", bề dày lịch sử, văn minh kỳ vĩ... Điều nguy hiểm đó đã được thay thế bằng những minh chứng cụ thể và chính xác hơn. Nước ta là nước nhỏ về quy mô diện tích, dân số đông (top thứ 13 thế giới), mật độ dày, % độ tuổi lao động cao nhưng tỷ lệ thất nghiệp lớn... Xét về tính nối tiếp thì không chắc đã hay nhưng tại thời điểm này, phương châm đi tắt đón đầu của kẻ đi sau chưa hẳn là không mang tính cạnh tranh so sánh.

Với tiêu điểm "thế và lực", hiện điểm yếu của Vệt Nam nhiều hơn điểm mạnh. Điều này giống như đưa một học sinh vào học lớp chọn trong khi khả năng chưa đủ đáp ứng được hết các đời hỏi khắt khe. Có hai khả năng xảy ra. Một học không theo nổi, càng ngày khoảng cách càng xa mà không trả bài được, chán nản và dễ bỏ. Hai, lúc đầu học với sau đó nhờ môi trường cộng với tinh thần cầu tiến sẽ khá lên, chưa bằng các bạn trong lớp ngay được nhưng so với bản thân thì đã có tiến bộ nhiều.

Như những nhà nghiên cứu khác nhận định, Việt Nam đang là một cơ thể yếu, có bệnh (tham nhũng, thành tích, giả đối...) cộng thêm tính "thiếu máu” nên "mặt lúc nào cũng xanh", ra gió là xây xẩm mặt mày hết cả. Những điểm yếu này rồi sẽ được chữa chạy nhờ một tổ chức chung (WTO) nhưng cũng nên mạnh dạn biết bệnh mà trị liệu trước. Con bệnh tự nguyện tiêm chủng sẽ bớt đau đớn đi rất nhiều so với việc bác sĩ giữ chân tay, đè chặt trên bàn mổ mà cắt bỏ đi những u thừa đi căn.

Nói vậy không có nghĩa là Việt Nam toàn tử huyệt. Hàng nghìn năm với lịch sử đặc biệt đã tôi luyện cho cả dân tộc nhiều đức tính đáng kể. Sự độ lượng, dễ tha thứ quá khứ đôi khi xuề xòa được miêu tả rất rõ trong chính sách làm bạn với mọi quốc gia nên dễ được lòng của nhiều bạn bè. Sự mến khách đến mức "nồng nàn" (như lời của nhiều vị khách du lịch nước ngoài) đã xoá bỏ được nhiều khoảng cách của bè phái, tính co cụm - cái mà một phần do lịch sử, một phần do hoàn cảnh và vị trí địa lý đặc biệt. Thêm vào đó, là tư duy chính trị linh hoạt, khéo léo giúp đất nước tìm được chỗ đứng tương đối "khuất gió và an toàn".

Theo nội dung hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam sẽ bước vào cuộc chiến mới với nhiều cam kết và luật chơi rõ ràng. Cạnh tranh khốc liệt là điều đương nhiên, từ giày dép cho cho đến hàng điện máy, từ cốc cafe cho đến bát phở đều tham gia vào chiến cuộc này. Không nên mơ hồ về kết quả chung cuộc kiểu như "đôi bên cùng thắng” (win-win) mà là sẽ là ta thắng, địch thua, ta được mùa hoặc ngược lại mà thôi. Kể cả phở truyền thống như phở Thìn, Nam Định,Vuông hay Phở 24 sẽ phải đăng ký thương hiệu một cách bài bản rồi gắng sức lên mà chiến đấu với Thai Pho Noodles, PHO Instant Noodles có nhãn "Made in Malaysia" hay những nền kinh tế khác. Các thương hiệu Việt Nam cần phải được bảo hộ, thực hiện quy chuẩn hoá, đề cao tính tiện ích và qui trình tải lên mạng (uploading) cần được chăm chút với sự cầu tiến mạnh mẽ. Đã qua rồi cái thời "phở quát", lại càng nên cho vào câu chuyện Diễm xưa "cháo chửi"... Tất cả chỉ được công nhận khi chất lượng đồng nghĩa với lương tâm cống hiến cộng với một mong muốn kiếm tiền tử tế.

Càng ngày, hai chữ ước mơ càng xuất hiện với tần suất lớn. Sinh viên giờ đã biết và có nhiều điều kiện để ước mơ tới những thứ cao cấp hơn về vật chất và giá trị hơn về tinh thần. Điều này đặc biệt quan trọng khi thế hệ cha chú chỉ cầu mong sao cho hôm nay nồi cơm ít sắn hay đi xếp hàng lấy được ít gạo hẩm mốc thôi. Nghĩa là, suy nghĩ của những thế hệ mới ít bị bó buộc, những tưởng tượng đã bị tằn tiện và ước mơ đẹp đã ít mùi khổ sở đi rất nhiều. Hơn nữa do nghèo lâu quá nên ý chí kiềm tiền đổi đời của thanh niên là tương đối mạnh mẽ. Đó là một lợi thế.

Năm 2007 là một thời khắc tiêu điểm. Dẫu chưa là dấu son chói lòa ghi danh sử sách về chiến công gì mà nó đơn giản là thời điểm phóng pháo hiệu báo rằng Việt Nam đã bước vào một mái nhà chung của pháp lý, của bình đẳng, của sự chơi đẹp và cạnh tranh lành mạnh.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tại sao bóng đá lại ... hấp dẫn?

    17/06/2018Nguyễn Tất ThịnhTrong những ngày cả thế giới cùng hướng về nước Brazil, tận hưởng và cổ vũ cho không khí sôi động của World Cup 2014, có bao giờ bạn tự đặt câu hỏi vì sao trái bóng tròn trên sân lại khiến hàng tỉ người phải thức đêm vì nó? vì sao bạn yêu bóng đá? Một câu hỏi giản đơn nhưng có lẽ không thật dễ để trả lời đầy đủ...
  • Những suy nghĩ của tôi về tiền và sự giàu có

    21/10/2016Nguyễn Tất ThịnhGiàu có trong sự nghèo khó của người khác, trong sự lụi bại của xã hội thì cái sự giàu có đó rất không yên ổn...
  • Văn hóa Việt thời… WTO: Trước tiên, hãy xã hội hóa cái đầu!

    23/06/2016Lan NgọcThế nhưng để “bơi ra biển lớn” hay đặt chân vào “thế giới phẳng”, ta cũng phải đối mặt với không ít thách thức. Và một trong những thách thức đó là xu hướng “nhất thể hóa” và “toàn cầu hóa” văn hóa… Văn hóa và hội nhập dường như đang trở thành một trong những chủ đề thời sự “nóng hổi” khi cả dân tộc “bơi ra biển lớn"...
  • Người giàu khác trọc phú như thế nào?

    12/10/2015Nguyễn Tất ThịnhNgười giàu: Uy tín là sự nỗ lực cho các cam kết, Trọc phú: Uy tín là cao mượn oai hùng. Người giàu: Đồng tiền là để mua sự thuận tiện và hiệu quả, Trọc phú: Đồng tiền là cái có thể mua được tất cả.....Vậy, thực sự "Người giàu" và "Người nghèo" khác nhau như thế nào?
  • Ông Nguyễn Trần Bạt giao lưu: Việt Nam gia nhập WTO - Cơ hội và thách thức

    08/10/2015Việt Nam gia nhập WTO là một sự kiện vô cùng hệ trọng. Ngoài cuộc Cách mạng Tháng Tám và cuộc Giải phóng Miền Nam ra, tôi chưa thấy việc gì hệ trọng hơn việc nước chúng ta gia nhập WTO. Đây là một quyết định chính trị vô cùng sáng suốt...
  • Cũng là một cách “đi tắt đón đầu”

    18/08/2015Nguyễn Tất ThịnhĐất nước Nhật Bản đã trả giá đắt, đã nỗ lực hết mình trở thành cường quốc trên thế giới trong suốt nửa thế kỉ. Còn mấy người đang cố sửa lịch sử của mình bằng việc đốt tiền trong những quán bia, cho phù hợp với những phép lạ qua một đêm của họ. Lớp trẻ không mông lung sao được khi thấy xứ mình sao lắm người giàu thế mà đất nước lại nghèo?
  • Người ta nghèo đi có thể là vì tiền

    12/04/2015Nguyễn Tất ThịnhĐã từ rất lâu người ta biết rằng Tiền là cực kì quan trọng, là thước đo của giá trị trong sự trao đổi của thị trường, dường như là cái có thể mua được mọi thứ đến cả Tiên cả Phật, làm người ta mạnh bạo lên…
  • Sau cánh cửa WTO

    25/01/2015Nguyễn Ngọc BíchNước ta đã đi qua ngưỡng cửa của WTO và vào trong một ngôi nhà ở chung với 149 thành viên khác. Giống như cô dâu về nhà chồng hay chàng rể đến nhà cha mẹ vợ, mỗi người chúng ta khi ở trong ngôi nhà kia đều tự hỏi: WTO sẽ tác động tới tôi như thế nào?
  • Con tàu tổ chức và văn hóa của người lãnh đạo

    13/10/2014Nguyễn Tất ThịnhNếu ví doanh nghiệp như con tàu và vai trò của người lãnh đạo như thuyền trưởng, chúng ta có thể xem xét sự thành công và phát triển của doanh nghiệp nhìn từ phương diện vai trò của người lãnh đạo...
  • WTO: trường học, trường thi cho kinh tế Việt Nam

    03/04/2007WTO là một trường học, trường thi vĩ đại nhưng VN không thể sợ thi... Ý kiến của ông Nguyễn Trần Bạt, Tổng Giám đốc InvestConsult Group trong buổi trả lời phỏng vấn VietNamNet về việc VN gia nhập WTO và vấn đề đầu tư vào Việt Nam sau sự kiện này...
  • Gia nhập WTO, nhìn từ chiều cạnh văn hóa

    04/02/2007Giáo sư Tương LaiKhái niệm "văn hóa" được nói ở đây với ý nghĩa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử dân tộc ta, là cốt lõi của bản lĩnh và bản sắc dân tộc đã hun đúc nên sức sống mãnh liệt của dân tộc ta...
  • Vào WTO: Chiến thắng cho người biết tôn trọng đối thủ

    03/01/2007Quang MinhViệc gia nhập WTO của Việt Nam được coi là một bước chuyển quan trọngtrong lộ trình hội nhập. Nóitheo cách hình tượng, chúng ta đã chuyển từ buôn bán vỉa hè đầy rủi ro vào "siêu thị" WTO...
  • Đôi lời bàn về Lực – Trí – Tài - Quyền - Thế - Đạo

    27/10/2006Nguyễn Tất Thịnh...cái Tổ chức đó phải có vị thế đẳng cấp trong một xã hội rộng lớn hơn chính nó, để Lực – Tâm – Trí – Tài - Quyền của mỗi thành viên trong đó được lan toả khả năng và sức ảnh hưởng để có thể khẳng định mình và cống hiến, phát triển trên thế thượng phong...
  • Nghề giám đốc

    04/07/2006Nguyễn Tất ThịnhNhằm giúp bạn đọc có tài liệu tham khảo về vấn đề đào tạo giám đốc doanh nghiệp, vai trò, vị trí của giám đốc doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách Nghề giám đốc của Thạc sĩ Nguyễn Tất Thịnh...
  • Để chiến thắng khi Việt Nam vào WTO

    22/06/2006TS Peter Chee (Phương Thảo dịch)Là một nhà đầu tư và một người bạn của Việt Nam, đã nghiên cứu sâu về Việt Nam đồng thời tiếp xúc với môi trường kinh doanh quốc tế, tôi mong muốn được chia sẻ một vài lời khuyên mà tôi hi vọng sẽ giúp doanh nhân trong nước có thể thành công trong một thế giới mới đầy những cạnh tranh khốc liệt...
  • Lại bàn về WTO

    14/06/2006Vũ Khoan, Phó thủ tướng Chính phủGần đây, dư luận nước ta lại nóng lên xung quanh việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Điều đó cũng dễ hiểu vì với việc kết thúc đàm phán song phương và tuần trước vừa ký thỏa thuận về việc này với Hoa Kỳ - đối tác cuối cùng trong số 28 đối tác yêu cầu đàm phán - khả năng Việt Nam gia nhập WTO không còn xa và nền kinh tế nước ta sắp hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế thế giới...
  • Gia nhập WTO, doanh nhân quyết tâm xung trận

    12/06/2006TS. Lê Đăng DoanhChúng ta đang học được rất nhiều khi phân tích thất bại chứ học được rất ít từ những lời tụng ca. Cuộc chiến đấu này không có chỗ cho những người được nuông chiều, quen được ưu đãi, quen được bảo hộ hay kiếm lợi bằng những mối quan hệ bất chính, sống trong những nhà kính được che chắn, không chịu được gió bão...
  • Bàn về văn hóa ứng xử của người Việt Nam

    06/06/2006Nguyễn Tất ThịnhTôi viết cuốn sách này với cách nhìn xuyên suốt của văn hóa xã hội. Để trở thành gì thì vấn đề cốt lõi là đẳng cấp văn hóa, để hội nhập vấn đề xuyên suốt cũng là văn hóa. Cuối cùng là mong muốn sự phản tỉnh văn hóa, như luống đất đã được lật luống, trồng trên đó cây gì tùy thuộc vào mỗi người. Có nhiều thứ để trồng lắm, nhưng đó phải là những thứ tốt lành nuôi dưỡng chúng ta và thúc đẩy chúng ta phát triển...
  • Gia nhập WTO, cần tránh một cơn bão Chanchu

    31/05/2006TS. Lê Đăng Doanh9g sáng chủ nhật 28-5-2006 tại phòng phát sóng trực tiếp của Đài Tiếng nói VN (Hà Nội), ba diễn giả tham gia diễn đàn về chủ đề “Gia nhập WTO và các doanh nghiệp vừa và nhỏ VN” đã nói về cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp vừa và nhỏ VN khi gia nhập WTO.
  • Đã sẵn sàng ra “biển” WTO?

    23/05/2006Nguyễn Ngọc BíchKhông bao lâu nữa chúng ta sẽ gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Hiện nay hoạt động kinh tế của chúng ta giống như mình đang ở trên sông, vào WTO chúng ta ra biển. Chúng ta đã sẵn sàng chưa?
  • WTO - Bao nhiêu “nhà” là đủ

    15/05/2006GS. Võ Tòng XuânMột loạt cơ hội trước mắt sẽ dâng đến cho mọi người Việt Nam làm giàu, với một điều kiện tiên quyết: có khả năng cạnh tranh cao và lành mạnh. Việc này đòi hỏi từng nhà quản lý ở từng cơ sở, từng ban ngành trong mọi lĩnh vực kinh tế, phải biết người biết ta và biết nâng cao trình độ và khả năng cạnh tranh của mình để không bị thua trên sân nhà mình...
  • xem toàn bộ