Thời cơ

09:06 SA @ Thứ Tư - 22 Tháng Bảy, 2009

Khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu cũng đã mở ra nhiều thời cơ cho nền kinh tế Việt nam. Vấn đề là chúng ta có đủ bản lĩnh để chớp lấy thời cơ hay không. Có thể kể những thời cơ sau:

Một là, nhìn nhận lại tư duy tăng trưởng kinh tế. Từ khi đổi mới tư duy kinh tế từ Đại hội VI đến nay, Việt Nam đi theo tư duy tăng trưởng kinh tế chiều rộng, dựa vào khai thác tài nguyên thô của đất nước: Tự nhiên (quặng mỏ, đất đai rừng, biển...), nguồn nhân lực chất lượng thấp (lao động phổ thông)... đứng trước khủng hoảng cho phép các nhà hoạch định chính sách tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thay đổi tư duy tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng chuyển sang tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, dựa vào các yếu tố năng suất tổng hợp chứ không dựa vào các yếu tố khai thác tài nguyên tự nhiên nữa. Trên nền tảng của tư duy này, sẽ khởi đầu cho quá trình tái cấu trúc các ngành kinh tế, tái cấu trúc các doanh nghiệp (DN) kinh doanh.

Về tái cấu trúc các ngành kinh tế quốc dân đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách phải hướng vào các ngành chứa hàm lượng chất xám cao như ngành: sinh học, dược phẩm, năng lượng sạch... Về tái cấu trúc DN, tạo điều kiện cho các DN tư nhân hoạt động, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh giữa các DN theo luật chơi của thị trường. Trên tinh thần này, việc đưa ra các gói cứu trợ cần chú ý các DN có khả năng thích ứng với khủng hoảng , đầu tư vào các ngành kinh tế mới triển vọng phát triển trong thời gian tới. Không nên hỗ trợ tràn lan.

Hai là, cải cách khu vực công. Bao gồm khu vực quản lý hành chính và khu vực kinh tế Nhà nước. Với cải cách quản lý hành chính, các nhà quản lý cao cấp cần mạnh dạn cải tổ bộ máy quyền lực ở cả hai bộ phận quyền lực chủ yếu: 1- Bộ máy quyền lực của Đảng lãnh đạo; 2- Bộ máy quyền lực của Nhà nước: Quốc hội, Chính phủ, Tư pháp. Nổi bật hơn cả trong công việc cải cách bộ máy quyền lực là vấn đề đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Cần triển khai mạnh mẽ việc đổi mới quy trình tuyển chọn cán bộ lãnh đạo các cấp trên nguyên tắc công khai, dân chủ, để nhân dân tham gia vào quy trình tuyển chọn này để tìm ra được nhân tài thực sự cho đội ngũ lãnh đạo các cấp.

Ba là, cơ hội phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật đất nước. Việc xây dựng mới, nâng cấp và hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật là công việc thường xuyên. Tuy nhiên, trong điều kiện suy thoái kinh tế, các quốc gia đều có các chương trình kích thích kinh tế, trong đó chương trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng được xem là giải pháp để kích nền kinh tế tăng trưởng.

Thời cơ có thể thành hiện thực khi nó được người ta nắm lấy, còn nếu người ta không nhận thấy, hoặc có nhận thấy nhưng không có khả năng nắm bắt và thực hiện thì nó sẽ trôi qua. Vì vậy, với những thời cơ khủng hoảng được phân tích ở trên, vấn đề là có được những người có trách nhiệm các cấp từ cao nhất đến thấp nhất như các nhà quản lý DN, chính quyền địa phương... có nhìn ra và có chấp nhận nắm bắt, chấp nhận thực hiện hay không để tạo cơ hội cho VN cất cánh.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cải cách kinh tế với vai trò tiên phong

    14/03/2014Nguyễn Trần BạtBất kỳ chương trình cải cách nào cũng phải bắt đầu từ kinh tế. Khi những nhu cầu vật chất tối thiểu của con người chưa được đảm bảo thì không thể nói đến những lợi ích cao hơn hay đặt ra những vấn đề cao hơn. Hơn nữa, con người bao giờ cũng dễ dàng nhận thức về những lợi ích vật chất cụ thể hơn nhiều so với những lợi ích tinh thần...
  • Tính lạc hậu tương đối của văn hóa và tính tất yếu phải cải cách văn hoá

    11/09/2013Nguyễn Trần BạtVới tư cách là sản phẩm của quá khứ, văn hóa không thể tự mình tạo nên những kinh nghiệm mà con người chưa từng trải qua. Chính điều đó tạo ra tính lạc hậu của văn hóa so với sự phát triển của cuộc sống...
  • Tính trễ của cải cách chính trị

    18/08/2010Nguyễn Trần BạtTính trễ của cải cách chính trị là trạng thái không đồng bộ của quá trình cải cách, trong đó hệ thống chính trị có xu hướng bảo lưu các đặc tính đã trở nên lạc hậu trước thực tế đời sống xã hội...
  • Sách Cải cách và Sự phát triển

    23/09/2009Nguyễn Trần Bạt...cải cách và đổi mới là điều quen thuộc bởi chúng ta vẫn đang nghe đến và ngẫm nghĩ mỗi ngày. Với việc nghiên cứu nghiêm túc, công phu các quá trình đổi mới, cải cách đã qua của nhiều nước, tác giả Nguyễn Trần Bạt cho ra đời tác phẩm “Cải cách và Phát triển”. Dẫu rằng các quan điểm, chiêm nghiệm là từ riêng tác giả nhưng tin chắc rằng với cách nhìn không theo lối mòn, với sự suy nghĩ có trách nhiệm và với chiều sâu học thuật ấy, những điều hợp lý trong cuốn sách sẽ là đóng góp có giá trị, thắp sáng hơn ngọn đuốc soi đường cho tiến trình phát triển của chúng ta...
  • Về sự hình thành, ảnh hưởng và nguyên nhân căn bản của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ

    23/06/2009ThS.Trần Thúy Ngọc dịchTừ đầu năm 2007 đến nay, nước Mỹ đã bùng phát cuộc khủng hoảng tín dụng trên thị trường thế chấp nhà đất, sự khủng hoảng của thị trường này đã nhanh chóng lan sang các khu vực tài chính khác, đồng thời mở rộng ra phạm vi toàn thế giới. Nhằm cung cấp cho bạn đọc tài liệu tham khảo về sự hình thành, ảnh hưởng và nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ, Tạp chí Triết học xin giới thiệu nội dung cuộc đối thoại giữa Giáo sư Trình Ân Phú và nhà kinh tế học nổi tiếng người Mỹ - Giáo sư David Kotz xung quanh vấn đề kinh tế chính trị nóng bỏng này.
  • Hình dung về Kinh tế - Khủng hoảng - Quản lý nhà nước và Hành động của Doanh nghiệp

    03/04/2009Nguyễn Tất ThịnhKinh tế là mối quan tâm của tất cả mọi người. Cuộc khủng hoảng Kinh tế - Tài chính Toàn cầu hiện nay - mà qui mô và tính chất của nó – chưa từng có tiền lệ, giúp chúng ta một cơ hội nhìn nhận lại tất cả những vấn đề liên quan đến Kinh tế và Quản lí nó, vì tác động đến bàn ăn của từng Gia đình cho dù người đó là ai...
  • Chủ nghĩa tư bản vượt xa hơn cuộc khủng hoảng

    17/03/2009Amartya Sen, TS. Nguyễn Quang A dịchCâu hỏi nổi lên gay gắt nhất bây giờ liên quan đến bản chất của chủ nghĩa tư bản và liệu nó có cần phải được thay đổi cuộc khủng hoảng đang lan rộng hay không? Một số người bảo vệ chủ nghĩa tư bản vô độ, những người chống lại sự thay đổi, tin chắc rằng chủ nghĩa tư bản bị đổ lỗi quá nhiều vì các vấn đề kinh tế ngắn hạn...
  • Một góc nhìn về cải cách hành chính

    18/01/2009TS. Nguyễn Sĩ DũngNăm 2009 sẽ là một năm khó khăn. Khủng hoảng, suy thoái, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, công ăn việc làm khó khăn... là những chuyện đang chờ chúng ta phía trước. Đây quả thật là những chuyện không hay, nhưng chúng cũng có thể tạo ra áp lực cần thiết để chúng ta tiếp tục đổi mới. Một trong những lĩnh vực cần áp lực này nhất, có lẽ, là lĩnh vực hành chính công...
  • Cải cách từ triết lý đến phương pháp

    09/09/2008PGS, TS Trần Thượng TuấnCác nhà tài trợ trong Hội nghị vào tháng 6/2007 đã chỉ ra rằng sự chậm trễtrong cải cách giáo dục và đào tạo là một trong những trở ngại chính trong quá trình hội nhập của nước ta sau khi bước qua ngưỡng cửa WTO...
  • Xử lý khủng hoảng

    20/05/2008Huỳnh Hoa dịchCNTT càng phát triển, lợi ích mang lại cho doanh nghiệp càng lớn thì rủi ro cũng càng nhiều - đó là một thực tế. Hãy tưởng tượng, một ngày xấu trời hệ thống mạng của cơ quan bạn bị đột nhập, trang web Công ty bị thay đổi nội dung, hàng trăm ngàn hồ sơ "nhạy cảm" của khách hàng bị đánh cắp, toàn bộ thư điện tử trao đổi với đối tác bị tuồn ra ngoài...
  • Đổi mới, cải cách và cách mạng

    14/04/2008Nguyễn Trần BạtThời đại trước, phương pháp lãnh đạo bằng cách mạng đã từng đóng một vai trò rất quan trọng, thậm chí một số nước còn tuyệt đối hóa vai trò của nó trong việc thúc đẩy tiến bộ xã hội. Thế giới ngày nay đã có những thay đổi cơ bản và việc lãnh đạo bằng phương pháp cách mạng không còn phù hợp nữa, cần phải phát triển bằng một phương pháp lãnh đạo mới, phương pháp lãnh đạo phi cách mạng...
  • Cải cách: Bản chất và mục tiêu

    14/04/2008Nguyễn Trần BạtTrước hết, phải khẳng định, bản chất của cải cách là chủ động hay cải cách là hoạt động chủ động của con người. Cải cách chính là một chương trình mà con người xây dựng để chủ động tác động lên tiến trình phát triển của cuộc sống. Khi nhu cầu xã hội, nhu cầu của cuộc sống đòi hỏi phải cải cách...
  • Cải cách vì mục tiêu phát triển bền vững

    14/04/2008Nguyễn Trần BạtLý do quan trọng nhất khiến chúng ta phải chấm dứt phương pháp lãnh đạo cách mạng, đó là trái đất không còn đủ nguồn năng lượng sống để lãng phí đến mức tiêu dùng cho những cuộc cách mạng. Những thay đổi trong quan niệm về phát triển ở trên đã chứng minh điều đó. Các nhà nước và các chính phủ, hơn ai hết phải nhận ra tầm quan trọng của hoạt động lãnh đạo để tạo ra sự phát triển bền vững và chân chính...
  • Đặt vấn đề về các cuộc cải cách

    14/04/2008Nguyễn Trần BạtBất kỳ xã hội nào cũng tiềm ẩn những nguy cơ đòi hỏi phải đổi mới và cải cách. Tuy nhiên, đối với các quốc gia đang phát triển, cải cách đang là một nhiệm vụ cấp bách hơn cả. Chúng ta đều biết rằng, thuật ngữ "cải cách" xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử nhưng trong hai thập kỷ qua, thuật ngữ này được sử dụng khá phổ biến, đặc biệt khi nói đến những quốc gia đang chuyển mình hướng tới hệ thống kinh tế định hướng thị trường trong bối cảnh đời sống chính trị ngày càng cởi mở hơn...
  • Đảm bảo tính đồng bộ của các cuộc cải cách

    14/04/2008Nguyễn Trần BạtBản chất của việc xây dựng chương trình cải cách thể hiện về mặt hình thức ở chính tính đồng bộ của cải cách. Sự đồng bộ của các cuộc cải cách không có nghĩa là đồng thời, vì các cuộc cải cách này có quan hệ chặt chẽ, tác động và hỗ trợ lẫn nhau, làm tiền đề hoặc bảo trợ cho nhau trong một chương trình cải cách tổng thể...
  • Xây dựng hệ tiêu chuẩn cải cách

    14/04/2008Nguyễn Trần BạtTất cả các cuộc cải cách đều có tiêu chuẩn và mục tiêu của nó. Các cuộc cải cách đều nhằm vào sự phát triển, nhưng mục tiêu cuối cùng chính là tự do vì chỉ có tự do mới đem lại sự phát triển thực sự. Thước đo sự thành công của các cuộc cải cách, do đó, chính là mức độ giải phóng con người, sự tiệm cận tới tự do của con người...
  • Cải cách kinh tế

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtThực tế đã và đang chỉ ra một cách rõ ràng là, nền kinh tế của các nước thế giới thứ ba đang tiềm ẩn những nguy cơ phải cải cách, cải cách triệt để. Nhiều người đặt vấn đề nếu tiến hành cải cách thì các nước này sẽ phải thay đổi những gì và cái giá phải trả là gì?
  • Xã hội mở: Cải cách chủ nghĩa tư bản toàn cầu

    08/06/2007George SorosNếu chỉ dựa vào cơ chế thị trường và nhấn mạnh thái quá đến các giá trị thị trường, chủ nghĩa tư bản không thể đảm bảo tự do, dân chủ, và pháp trị; có thể, và nó đã dẫn đến những thảm hoạ như hai cuộc Chiến tranh Thế giới, các cuộc khủng hoảng tài chính. Vì sao chúng xảy ra? Làm sao có thể tránh được những thảm hoạ như vậy, hay chí ít làm nhẹ bớt tác động tai hoạ của chúng? Đó là những vấn đề Soros quan tâm.
  • Một số vấn đề về cải cách tư pháp ở Việt Nam

    03/11/2006Nguyễn Đăng DungMục tiêu cơ bản của việc cải cách tư pháp hiện nay là đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội tránh oan, sai cho người vô tội, kể cả những người chưa có quyết định của cơ quan tư pháp nhưng đang bị rơi vào trong một hoàn cảnh cực kỳ khó khăn khi ở trong tình trạng của bị can, bị cáo.
  • Cải cách hành chính và quy luật kinh tế thị trường

    20/10/2006Nguyễn Ninh ThựcGiống như quy luật tiến hoá của xã hội loài người và thế giới tự nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội cũng tuân theo những quy luật khách quan, tất yếu có ra đời phát triển và kết thúc, có tính kế thừa, cái sau tiến bộ hơn cái trước...
  • Cải cách hành chính - những vấn đề cần quan tâm

    26/08/2006PGS. TS. Trần Quang NhiếpCải cách hành chính nhằm góp phần xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, có hiệu lực và hiệu quả. Trên cơ sở đó làm cho bộ máy nhà nước thực hiện tốt nhiệm vụ thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và tổ chức tốt việc điều hành, quản lý đất nước thông suốt, tạo điều kiện cho nền kinh tế nhiều thành phần phát triển, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế...
  • Cải cách phân quyền chi tiêu

    20/05/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngThượng sách mà không ít địa phương sử dụng trong quá trình chạy Dự án xin tiền TW là “lấy mỡ nó, rán nó”. Hậu quả là một tỉ lệ lớn “mỡ” của TW bị “rán” ngay trên đường từ địa phương đến Hà Nội và từ Hà Nội trở về...
  • Thế hệ cải cách thứ hai?

    06/02/2006Việt Nam đã có thành công rất lớn trong việc xây dựng nền kinh tế đa thành phần, tăng trưởng kinh tế nhanh và ngày càng có khả năng cạnh tranh cao. Tuy nhiên, vẫn còn có một số vấn đề về lạm phát, tín dụng còn phải quản lý kỹ hơn về chất lượng...
  • Cải cách là xoá bỏ các rào cản

    18/01/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngCải cách gắn với thời đại và với việc phát huy tiềm năng của con người. Vì thời đại chúng ta đang sống là thời đại của toàn cầu hoá nên cải cách chính là việc tìm cách trở thành một khâu không thể thiếu trong quy trình sản xuất hiện đại và toàn cầu hóa của thế giới...
  • xem toàn bộ