Sách để bày và sách để đọc

08:29 CH @ Thứ Sáu - 27 Tháng Tư, 2018

Tặng sách là một hành vi văn hoá rất đáng trân trọng và nên khuyến khích. Vì sách là sản phẩm của tri thức, của trí tuệ... được văn bản hoá, lưu truyền mãi mãi. Nhưng như lời nhà văn Anh Bernard Shaw đã nói: "Thường thì sách tặng người ta ít đọc". Phải chăng là không bỏ tiền ra mua thì người ta không thấy quý sách và không thích đọc nó hay sao?

Bày sách và… chơi sách

Một vị lãnh đạo nọ rất hay đi họp hành, hội nghị, hội thảo Hội thảo Tây Tàu ông đều đi cả. Trong đống quà tặng đủ loại ông mang về (cặp da, túi xách, đồng hồ, phù điêu… ) có khá nhiều gói là sách. Một quyển đày hoặc vài quyển vừa vừa, đều được bọc rất đẹp bằng giấy gói loại sang, lấp lánh dây kim tuyến. Nhưng có khi nó vẫn nằm im lìm, thậm chí "ngủ quên" để mạng nhện chăng đầy ở góc nhà. Ông chủ thậm chí mải công việc đến mức không buồn giở ra xem chứ nói gì đến đọc (và suy ngẫm?)...

Có thể là ông ta quá bận. Mà ông bận thật. Năm thì mười họa, thường là thư thả cuối năm, năm hết tết đến, ông hì hụi cắt dây buộc các gói sách. Chà sách đẹp quá. Bìa cứng láng bóng, giấy tốt, chắc nịch, cầm mát cả tay. Ngay lập tức chúng được bày lên giá sách to cao đồ sộ trong phòng khách. Ai nhìn vào cũng phải lác mắt, có cảm giác như lạc vào một thư viện mini vậy. Trong căn phòng sang trọng, ấm cúng, toả ánh sáng xanh dịu, những chồng sách đẹp mới, lịch sự thẳng hàng, tầng tầng lớp lớp... như một lời giới thiệu rất rõ ràng: chủ nhà là một người có học, ham hiểu biết và chắc hẳn là uyên bác. "Người có tri thức là người mạnh nhất" (M.Gorki). Chà, đáng nể ghê!

Cũng có người, bỏ tiền ra mua sách cả đống, về trang điểm, “làm sang" cho ngôi nhà của mình. "Đấy các bác xem, nhà em có gì đâu, toàn sách là sách". Sách dĩ nhiên thường lúc nào cũng đắt. Bây giờ còn đắt hơn nhiều. Song với các đại gia lắm tiền, việc sắm cho mình một tủ sách gia đình cỡ vài ngàn cuốn, chắc cũng không khó khăn gì. Vài chục triệu ư? OK! Chỉ bằng tiền xăng xe đưa đón, bia bọt khao quân... một năm chơi tennis là cùng. Hoặc bớt tí chút từ "lộc rơi lộc vãi" cũng thừa sức trong vài ngày "tân trang" lại thư viện nhà ta. Tôi đảm bảo là có nhiều cuốn chưa được giở ra trang nào. Có trang quên dọc vẫn còn nguyên. Thật tội nghiệp cho các “tiểu thư" xinh đẹp cứ im lìm nằm mãi trên giá, để hoài phí tuổi xuân xanh trôi đi cho bụi bám vàng. Trong khi ấy, ông chủ "com lê, cà vạt" vẫn đi lướt qua và ngày ngày nhìn ngắm qua cặp kính trắng hững hờ. Và rồi lại với dáng vẻ hững hờ, ông tiếp tục lướt qua.

Muốn biết đọc phải ham đọc

Nguyễn Tuân đã có lần nói "Muốn thành nhà văn ư? Phải biết đọc, biết viết”. Dù là câu nói đùa nhưng cụm từ "biết đọc biết viết" mà ông dùng có một hàm ý vô cùng sâu xa. Bởi đọc nhiều, chúi mắt chúi mũi vào sách, đâu đã phải là người sành đọc? Và ối người đọc đêm đọc ngày mà đi thi vẫn kém điểm bạn cùng lớp đọc ít hơn đấy. Hoặc có nhà văn khoe mình đã có tới vài chục đầu sách nhưng một tác phẩm thực sự (đáng để độc giả nhớ) thì chưa có. Hiển nhiên viết nhiều, đọc nhiều rất là tốt. Nó là tiền đề để người đọc tích luỹ, trau dồi, hệ thống... để hoàn thiện tri thức. Và nói chung, muốn đọc giỏi trước hết phải ham đọc đã giống như một đầu bếp giỏi phải thực sự sành ăn thì người đó phải kinh qua một chặng đường đài tích luỹ kinh nghiệm nấu nướng (một món lạ, chưa nấu bao giờ, chưa ăn bao giờ, mới nếm một lần rồi "phán như thánh" sao gọi là sành ăn được?).

Vì vậy khi độc giả rút tiền ra mua sách, thì có nghĩa là họ đã có một nhu cầu thực sự. Sinh viên mua sách để học, để trả thi. Nhà phê bình mua sách người khác đọc rồi để mà... phê (cho đích đáng). Nhà khoa học mua sách để nghiên cứu xem thiên hạ đã làm việc này đến đâu. Người khác mua sách vì ham thích, và nghe đâu đó thiên hạ kháo nhau là cuốn sách này có vấn đề, hình như nhằm vào ông A (hay bà B) đang dính vào một xì căng đan to lắm đấy... Dù có nhu cầu chính đáng, dù hiếu kì, thì việc quyết định rút hầu bao cũng là một cử chỉ rất ý nghĩa. Cuốn sách sẽ "đến tay bạn đọc" theo đúng nghĩa của nó.

Cũng khó mà trách "sếp" nọ không đọc hết sách mình được tặng. Người ta chỉ muốn đọc khi ấn phẩm đó đáp ứng nhu cầu tìm hiểu hay nằm trong vùng đang quan tâm thôi. Hơi sức đâu mà đọc "cả thế giới" bây giờ. Quỹ thời gian eo hẹp và ngày càng eo hẹp. Các nguồn thông tin lại đa dạng (tivi, Intemet phim ảnh...) cũng chiếm khá nhiều thời lượng hiện có. Những lúc ấy, cần lắm, ham lắm thì người ta mới có thể chú tâm đọc sách. Do vậy, nếu sách in dày quá, nhiều tập quá, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới năng lực đọc và chất lượng đọc. Có người đọc một đêm hết veo một cuốn tiểu thuyết. Họ có bí quyết gì chăng? Không phải! Họ đọc theo kiểu "nhảy cóc". Mỗi chương đọc một đoạn. Chỗ nào hay đọc kĩ hơn. Không hay, bỏ. Ngay cả luận án Tiến sĩ bây giờ, nhiều nhà phản biện cũng chỉ đọc những phần, những chương chính thôi. Làm sao nắm được ý tưởng và cách thức triển khai của tác giả là được. Chứ cứ nghê nga ngồi đọc "từ A đến Z" có mà hết hơi. Mà thời gian đâu cho phép? Một tuần đã phải viết xong nhận xét nghiêm chỉnh nộp hội đồng thì có "ba đầu sáu tay" cũng phải vắt chân lên cổ mà chạy mới kịp. Đọc như vậy khó có thể nói là chất lượng được.

Vậy nên, muốn đọc được thực sự cũng phải thực hiện phương pháp "vận trù học". Tức là phải thu xếp thời gian, phải định hướng và phải biết... tranh thủ. Nếu không, rất khó có cơ hội đọc hết những thứ mình cần. Mà chân lý cứ như "nước trôi qua cầu”, không nắm bắt kịp là mất cơ hội. Mất cơ hội là rất có thể, người khác sẽ vượt lên mình.

Tôi phải thừa nhận một điều, bản thân tôi ngày xưa cũng có thói quen đọc "lung tung" theo kiểu tạp pí lù. Vớ cuốn gì cho là hay là đọc lấy đọc để. Tôi đã mất khá nhiều thời gian, có lúc phải trả giá (như học kém, thi lại, hiểu chưa sâu...). Dần dần, sự từng trải cộng với bản thân công việc đã giúp tôi định hướng cho mình nên đọc gì và đọc như thế nào. Quỹ thời gian đâu có nhiều. Mà công việc đòi hỏi phải biết "khoanh vùng" thông tin cần quan sát. Tôi nghiệm ra một điều rằng, cùng với việc đọc rộng (đọc nhiều sách) còn phải biết đọc sâu (đọc nhiều lần một số cuốn sách cơ bản). Là dân ngôn ngữ, tôi đã đọc giáo trình ngôn ngữ học đại cương của Ferdinand de Saussure ít nhất ba lần, vào ba thời kì khác nhau (sinh viên, cao học và nghiên cứu sinh). Mỗi một lần, tôi lại phát hiện ra những điều cần hiểu trong luận điểm của Saussure. Nhìn lại thấy mình có lúc còn ấu trĩ, ngô nghê quá. Chính là vì, ở mỗi một giai đoạn/ tôi lại có thêm vốn kiến thức để hiểu đúng vấn đề hơn.

Vậy cho nên, cầm Tạp chí Xuất bản Việt Nam trong tay, bao giờ tôi cũng dò tìm mục sách mới in ở cuối (chắc chắn là đầy đủ các sách của tất cả các Nxb, nộp lưu chiểu trong tháng) để tìm ra những cuốn sách mình cần. Sau đó, hoặc là hỏi mượn (nếu xin được thì tuyệt quá), hoặc là vào thư viện, hoặc là phải di mua (nếu thật cần). Đấy là kinh nghiệm của tôi. Không biết là mọi người thế nào, chứ riêng tôi, cũng không mất quá nhiều tiền để mua và quá nhiều thời gian để đọc những cuốn sách mình ưa thích. Khi đã muốn đi thì chặng đường cần đến sẽ ngắn hơn.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Phải "lập trình" việc đọc sách

    01/11/2018Bộ phận trong giới trẻ Romania hiện nay rất giỏi ngoại ngữ, giỏi vi tính, thành thạo sử dụng Internet nhưng lại rất dốt tiếng mẹ đẻ. Họ gần như rất ít đọc văn học, trở nên vô cảm với văn chương. Các phương tiện nghe nhìn tiện lợi đã gần như hút hồn, thời gian và tâm trí của giới trẻ, biến họ trở thành một thứ nô lệ, một thứ "linh kiện" trong cái mạng mạch của guồng máy computer hiện đại...
  • Nỗi xấu hổ của sách

    03/04/2016N.Q.DDịch ẩu, dịch "trộm", dịch lấy được, in lấy được đang là một "đại nạn" trong ngành xuất bản sách. Đại nạn này hiện đã phát triển đến mức nhiều độc giả xem sách xong phải xấu hổ. Đơn giản là họ bị lừa...
  • Sách và Internet ai thông thái hơn

    01/10/2015Cuối tháng 10/2002, Hội thảo “Đọc sách và xuất bản sách ở các nước Đông Á ngày nay” do tạp chí The books and the Computer tổ chức đã diễn ra ở Yonago và Tokyo (Nhật bản), với sự tham gia của các chuyên gia trong lĩnh vực xuất bản ở các nước Đông Á (Đài Loan, Nhật, Hàn Quốc và Trung Quốc). Một trong các câu hỏi được đặt ra tại hội thảo này là: Phải chăng ngày nay giới trẻ đã đánh mất thói quen đọc sách? Câu trả lời của các đại biểu về trường hợp của đất nước mình có thể khiến chúng ta liên tưởng đến Việt Nam.
  • Sinh viên và... nỗi buồn của sách!

    22/05/2015Linh Thoại"Tuổi thanh niên nên đến với sách như đi vào cuộc đời để tìm bạn". Đó là một trong những lời khuyên quý báu của André Maurois - nhà văn Pháp. Thế nhưng đọc sách có còn là một niềm vui tao nhã, một nhu cầu học hỏi không thể thiếu, nhất là đối với sinh viên - một bộ phận thanh niên được xem là trí thức trẻ ngày nay?
  • Sách và chuyện làm sách!

    12/11/2014Nguyễn HòaKinh tế thị trường lên ngôi, các “đầu nậu” sách ra đời, đối với nhiều người trong số họ hai chữ “bản quyền” dường như là một quy ước của người ngoài hành tinh. Mặc cho tác giả rền rĩ kêu ca, những người tuyển chọn vẫn vượt mọi khó khăn để tra tấn máy photocopy đặng làm nên những cuốn sách do họ “chủ trì” nhưng thường quên mất vai trò “chủ chi”...
  • Sách mới, sách cũ

    12/07/2014Hai vợ chồng làm cùng ngành xuất bản sách. Ðêm tân hôn của họ thật thơ mộng. Họ nói với nhau đủ chuyện, từ chuyện yêu đương, gia đình, bè bạn, nghề nghiệp...
  • Nếu bạn muốn đọc sách nhanh

    23/05/2014Lê Nguyên KhôiCuộc sống trong thời hiện đại có rất nhiều nhu cầu khác ngoài thời gian làm việc, nên thời gian dành cho việc đọc không thể tăng thêm được. Mặc dù mọi người không ai muốn lâm vào tình trạng thiếu thông tin, không ai muốn lâm vào tình trạng thiếu thông tin, không ai muốn mình trở nên lạc hậu. Do vậy tồn tại một mâu thuẫn khó giải quyết giữa nhu cầu kiến thức, khối lượng sách báo, tài liệu khoa học kỹ thuật với các điều kiện cần thiết để thu nhận và nắm vững thông tin. Chính vì lẽ đó, mọi người trong xã hội đã và đang nâng cao tốc độ đọc của mình.
  • Đọc sách thời... công nghiệp

    16/08/2009Huỳnh Bửu SơnMột nhà doanh nghiệp, bạn tôi tâm sự: “Hồi nhỏ tôi là một con mọt sách. Tôi đọc ngấu nghiến mọi quyển sách tôi vớ được. Anh có tin không? Có khi mỗi ngày tôi nuốt trọn một quyển sách dày 200 trang. Tôi đọc đủ thứ, từ chuyện cổ tích, truyện Tàu đến tiểu thuyết ta, tiểu thuyết Tây, cả đến kinh Phật và kinh Thánh. Còn bây giờ thú thật với anh, tôi không còn thì giờ để đọc sách. Nói xin lỗi anh đừng cười, tôi chỉ còn thời gian đọc lơ mơ vài trang sách trước khi đi ngủ. Có khi chưa đọc được một trang sách đã ngủ thiếp đi rồi....” Và anh than thở :”Hồi trẻ, trong đầu mình còn có tư tưởng, chứ bây giờ ... nó chỉ còn có những con số thôi, anh ạ!”...
  • Nghịch lý sách - có không?

    11/07/2006Phạm Thọ XuânChuyện viết sách, xuất bản sách, phát hành sách thì nhiều. Vui có, buồn có và cũng lắm nghịch lý. Sách ghi chú thích là “tham khảo nội bộ” mà trên thực tế lại phát hành rộng rãi...
  • Mọt sách thành đạt

    27/06/2006Trông dáng dấp, cung cách làm việc của ông chủ công ty kinh doanh vàng bạc lớn nhất miền Bắc vẫn có bóng dáng của một anh bộ đội Trung đoàn 47 (Bộ Tư lệnh Thủ đô), hay ông chủ của một xưởng sản xuất xe lam ở Hà Nội những năm 80.
  • Đọc sách thời bận rộn

    20/06/2006Lam ĐiềnNhà báo Công Khanh có thói quen đọc sách mọi nơi mọi lúc. Với anh, đọc sách khi đang ngồi xe đò, khi đang chờ tàu ở sân ga, thậm chí đọc khi ngồi sau người bạn trên xe máy trong một hành trình dài... cũng là điều bình thường...
  • Sách cũ – hành trình chinh phục

    08/06/2006Tố TâmNhà văn Phan Thị Vàng Anh từng nói: "Thời gian đi không bao giờ trở lại, chỉ có lòng người quay lại với thời gian" và quả như thế thật: Trên đôi tay, trong những chiếc túi… sách cũ có cuộc hành trình dài không mỏi… cho những khuôn mặt luôn ánh niềm vui. Từ đó, sách cũ trở thành người bạn khó khước từ với nhiều người...
  • "Mọt sách" ét-vê

    21/02/2006Hoàng Quỳnh - Thanh KiềuThà nhịn một bữa cơm, bớt đi một ly cà phê để “tậu” về cuốn sách mà mình thích, đó là phương châm sống của những sinh viên “nghiện sách”.
  • Sách nhà...

    28/01/2006Đạm ThưQuả là ở những nước văn minh, thư viện là trường học không tiếng trống và sách là người thầy thầm lặng có tác dụng vô cùng quan trọng và bền vững cho những ai muốn tự học suốt đời. Bao giờ ở ta mới đạt được điều kiện như thế?
  • Người trẻ: Lười đọc hay không biết chọn sách?

    07/01/2006Nguyễn HàTố Tâm, giá 2.000 đồng/cuốn; Lão Tử, 6.000 đồng/cuốn... Những cuốn sách rất có giá trị được “đại hạ giá” vẫn không được các bạn trẻ ngó ngàng...
  • Lời khuyên người mua sách

    31/12/2005Phan Điều AnhCuốn sách nào mà bạn đang cần mà không thể dễ dàng mượn được hoặc khả năng được tặng là không chắc chắn, thì hãy mua ngay nếu đủ tiền. Đừng nấn ná đợi dịp khác, vì chưa hẳn cơ hội sẽ đến với bạn...
  • Sách trên mạng “Sạch” và “đen”

    27/11/2005Minh HạnhĐọc sách trên mạng đang là một thú giải trí của giới trí thức trẻ. Thế nhưng, việc tìm chọn những trang web… “Sạch” cũng là một khó khăn với bạn đọc...
  • Ngổn ngang… sách trên mạng

    09/07/2005Khi mà văn hóa đọc tưởng chừng mai một, khi giá sách văn học bị đẩy lên quá cao thì có một bộ phận bạn đọc đã trở thành độc giả trung thành của các trang web trên mạng.
  • Người Sài Gòn "bạo" tay mua sách

    05/07/2005Năm 2003, nhà sách Trí Tuệ đưa về một bộ Đại từ điển Phật học Huệ Quang (cảo bản) 10 tập, giá 1,5 triệu đồng. Tưởng bán chậm, ai ngờ cuối cùng lại...thiếu hàng!
    Trên thực tế không chỉ có sách nghiên cứu giá đắt như vậy mà vẫn hút hàng, các loại sách khác cũng đang bán rất chạy trên thị trường thành phố...
  • Vừa ăn vừa kêu: giá sách cao!

    27/01/2004Bài "Vừa ăn vừa kêu" của tác giả Hai Văm Sáu chỉ bằng ít chữ đã tóm tắt được toàn bộ căn bệnh giá sách cao gấp mấy lần giá thành, diễn ra từ hàng chục năm nay ở nước ta mà càng gần đây càng tỏ ra nghiêm trọng...
  • Bôngdua mexừ Sách

    25/12/2003Hội thảo về sách của ngành xuất bản đã khẳng định khâu in, xuất bản không đáng kể so với giá sách. Thủ phạm khiến sách giá cao lại là khâu phát hành. Nói tóm lại là kiến thức văn hoá của chúng ta đã bị bọn con buôn (còn gọi là quý vị đầu nậu) mua sỉ hết và bán lẻ với giá cao...
  • Đồng hành với sách

    14/12/2003Nguyễn Văn Phước, người gắn cuộc đời mình với thương hiệu sách First News. Nói nhanh, dáng người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, anh đi lại thoăn thoắt không ngừng trong văn phòng lằm việc. Điện thoại di động, rồi điện thoại bàn réo liên tục Anh không chỉ làm công việc của một giám đốc mà còn “xăn tay áo” cùng làm với mọi người. Anh cho rằng, một ngày khởi đầu với những điều mới mẻ, mơ ước cũng từ đó bước ra đời
  • Bao giờ sách là vàng?

    12/11/2003Ánh NgọcNói đến sách, người ta được gợi ngay đến cảm giác về sản phẩm thiêng liêng của trí tuệ, về "túi khôn" của cả loài người. "Sách quý như vàng", câu thành ngữ này thể hiện phần nào sự trân trọng của con người dành cho sách. Nhưng có mấy ai biết nâng niu giá trị của từng bụi vàng làm nên một kho tàng tri thức quý báu?
  • Đi nhà sách...đọc sách

    07/08/2003Một người bạn rủ tôi đi nhà sách để... đọc sách. Tôi ngạc nhiên: đi nhà sách để mua sách, chứ ai lại đến đó để đọc sách. Anh bạn kéo tôi: thì cứ đi rồi biết...
  • xem toàn bộ