Cái gốc vẫn là con người

10:26 SA @ Chủ Nhật - 08 Tháng Mười, 2006
Chưa khi nào dư luận xã hội lại sôi nổi với nỗi bức xúc trước các vụ việc liên quan đến việc làm của một số quan chức cao cấp. Một bộ trưởng du học bằng tiền dành cho con trẻ, vài quan chức tương đương "dĩ công vi tư" trong việc lo nơi ăn chốn ở cho mình...

Điều đáng nói, họ đều là người đứng đầu trong bộ máy hành pháp, hơn nữa lại có chân cả trong bộ máy lập pháp, nhưng lại vô cùng "hồn nhiên" làm những điều mà hơn ai hết họ phải là người biết chắc việc làm đó là sai với luật pháp. Vậy mà, khi giải thích việc làm sai lè lè của mình họ cứ tưng tửng trả lời như không, có người lại viện ra cả lý do là đã được cấp cao hơn cho phép...

Cho đến lúc này, những vụ việc đó chưa có sự can thiệp của pháp luật, chưa thấy ai nhắc đến một tội danh nào. Đó mới là những hiện tượng được phát hiện, ban đầu tưởng như mang tính cá biệt. Nhưng người ta đã bắt đầu nghĩ đến cái gì đó không phải là đơn lẻ. Nó là một căn bệnh dễ mắc đối với một đối tượng nào đó. Ví như bệnh "gút" đối với người thừa dinh duỡng lại kém rèn luyện. Ở đây là những người có quyền cao chức trọng...

Cách đây một vài kỳ họp Quốc hội, khi có đại biểu nêu vấn đề về việc nguời sắm phương tiện làm việc, chi phí vượt quá tiêu chuẩn của mình thì có gọi là tham nhũng không. Cử toạ xì xào, nhiều người coi đó chỉ là lãng phí thôi vì xe vẫn là tài sản công. Nhưng nhiều người lại coi là tham nhũng vì tham nhũng đâu chỉ là bỏ tiền vào túi, sự sung sướng cũng có thể quy thành tiền được.

Vả lại, kẻ sử dụng có thể không tham nhũng thì kẻ đi mua sắm sẽ tham nhũng, kể cả tham nhũng lòng tin bằng cách nịnh bợ cấp trên... Nói cho cùng thì tham nhũng với lãng phí luôn là cặp bài trùng, có chung hậu quả là gây thiệt hại cho công quỹ, cũng có nghĩa là mang hại cho dân. Ngay trong khi thảo luận quanh cái ôtô, đã nhiều ý kiến báo trước là sau cái ôtô chắc sẽ đến cái nhà công vụ, các chuyến du ngoạn... Thì sự việc đã diễn ra đúng như vậy.

Nhưng ngẫm kỹ, thì những chuyện tương tự ở ta cũng vẫn còn là "chuyện thường ngày" của thiên hạ. Chuyện các quan chức cấp tối cao mượn máy bay nhà nước chở vợ con đi du hý, việc sử dụng nhà công vụ cao hơn tiêu chuẩn, việc để con cái hư hỏng lợi dụng chức quyền của cha mẹ đến nỗi người thân sinh dù đã làm đến chức nguyên thủ phải ra đứng trước dân chúng gạt nuớc mắt mà xin lỗi..., hay mới đây nhất ông Thủ tướng Thái Lan bị lật đổ..., mới thấy việc nhà mình có vẻ còn ấu trĩ mà lo không biết đến bao giờ mới tiệt tận gốc như mong muốn từ người lãnh đạo cho đến dân thường. Mà cái gốc lại chính là con người, cũng từ người lãnh đạo cao nhất đến người dân thường nhất.

Vì nghĩ ngợi cuối một tuần sôi nổi những vụ việc e chừng sẽ làm tổn hại đên thanh danh một số quan chức mà chợt nhớ đến một quan chức sống cách ta đến một thế kỷ rưỡi. Ông quan đó tên là Đặng Huy Trứ (1825-1874), làm một chức quan không lớn trong triều nhưng nổi tiếng là người liêm khiết và có tư tưởng canh tân. Nhà yêu nước Phan Bội Châu gọi cụ là người "vun mầm khai hoá".

Cuối đời làm quan, cụ Trứ chỉ băn khoăn một điều là làm sao giữ được phẩm chất thanh liêm cho người làm quan. Cụ nhận rằng lương thưởng nhà nước ban cho quả là không đủ sống nên việc có những thu nhập ngoài lương là điều khó tránh. Do vậy, cụ nghiệm thấy rằng: Cái khó nhất của người làm quan là "nhận"(thụ) hay "không nhận" (từ) trước những món tiền bạc hay quà cáp đến với mình khi đương chức. Suốt 10 năm cuối đời đọc sách, thu thập và nghiền ngẫm, Đặng Huy Trứ viết một cuốn sách lớn có đầu đề là "Từ thụ yếu quy"(tức là những quy chuẩn chủ yếu cho việc nhận hay không nhận).

Sách dày cả ngàn trang chia làm 2 phần. Từ thực tiễn rất sống động rút ra trong các dẫn chứng từ sách vở kinh điển của Trung Hoa từ quan sát trong đời sống quan trường VN và từ chính trải nghiệm của mình, tác giả khái quát thành 104 trường hợp các khoản tiền hay quà gửi tạ quan chức thực chất là hối lộ không thể nhận (từ)... Ngoài ra Đặng Huy Trứ cũng nêu ra 5 trường hợp có thể nhận được, lấy tiêu chí đó là cách tỏ đạo nghĩa hay hiệu quả công việc do mình có góp phần sinh lợi trong khi điều hành chức trách… Đương nhiên, quan niệm mỗi thời một khác và chính cụ Trứ cũng nhận rằng mình viết "chỉ để dạy dỗ con cháu trong nhà coi như gia huấn của dòng tộc để giữ tròn danh tiết, khiến cho nếp nhà mãi trong sáng".

Không bàn đến cách nhận dạng của người xưa còn đúng với thực tiễn đời nay hay không, nhưng quan điểm của người xưa lấy việc tu thân làm mẫu mực để tề gia rồi mới mong trị quốc và góp sức bình thiên hạ... không phải không còn ý nghĩa. Và việc nhận dạng những cạm bẫy trong đời làm quan, tạo nên những nguyên lý hành xử "làm khuôn phép cho bản thân và con cháu" đáng được nhắc lại vào lúc này.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bảy bước tới tha hóa

    16/06/2020Vương Trí NhànKhi một đứa trẻ đánh mất của quý gì đó, người ta phải căn vặn hỏi han xem quá trình đánh mất diễn ra như thế nào bởi nghĩ rằng qua đó, giúp cho nó biết tự giữ gìn của cải và từ nay trở đi không đánh mất nữa. Quá trình tha hoá, quá trình tự đánh mất mình ở chúng ta có chỗ khác. Ai cũng chỉ sống một lần trên đời, cái gì mất đi thì vĩnh viễn không lấy lại được nữa...
  • Bàn thêm về mối quan hệ giữa trí thức và nhân cách

    15/06/2020Vương Trí NhànGiữa con người và nhân cách có sự khác nhau: một bên là sản phẩm tự nhiên (ta hay nói ai cũng là một con người), còn bên kia là sản phẩm của quá trình tự đào luyện với sự giúp đỡ cửa lý trí sáng suốt. Nói cách khác: người ta không sinh ra đã là một nhân cách, người ta chỉ trở thành một nhân cách...
  • Cá nhân và cộng đồng

    02/05/2019Người ta khuyên chúng tôi hãy phát triển mình như những cá nhân, bồi dưỡng những phẩm chất riêng của mình, và đẩy mạnh an sinh cá nhân. Ở đây không có một xung đột giữa lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân sao? Cái nào phải được ưu tiên – cá nhân hay quốc gia?
  • Đôi điều về trách nhiệm cá nhân

    14/11/2018Nguyễn Ngọc BíchTrước các tổn thất vô hình và hữu hình mà xã hội đã chịu, vấn đề trách nhiệm cá nhân đang được công luận nêu lên. Qua hai lý do trình bày dưới đây, độc giả có thể chia sẻ lo ngại của tôi rằng vấn đề này còn phải mất nhiều năm nữa mới trở thành hiện thực.
  • Căn bệnh “Bán trời không văn tự”

    29/06/2018Vi ThanhVới những đứa trẻ, tình yêu và hạnh phúc là những thứ bên cạnh, giản dị và đơn sơ. Chúng không có khái niệm về tham vọng, về danh lợi, về bạc tiền. Trong những đôi mắt đen lóng lánh hạt nhãn ấy, không có những thứ khí hắc ám của đời sống phủ bụi...
  • Danh - Giá

    10/11/2016Hà Huy KhoáiNgười “danh giá” trước hết phải là người có “danh”, nhưng hình như cái “danh” nào cũng có “giá” của nó cả! Cụ Nguyễn Công Trứ ngay từ khi còn rất trẻ đã viết câu thơ nổi tiếng: Đã mang tiếng đứng trong trời đất Phải có danh gì với núi sông. Ngẫm ra, ý muốn được lưu danh cũng là thói thường của người đời vậy!
  • Từ kiến thức đến nhân cách

    20/10/2015Vương Trí NhànCái vấn đề đặt ra chung quanh khái niệm người trí thức vốn khá đa dạng. Ở một số nước, người ta nhấn mạnh lương tâm trách nhiệm con người trí thức trước xã hội. Ở một số nước khác, người ta thích bàn đến mối quan hệ giữa tự do và phục vụ, dấn thân và "xây tháp ngà" để làm khoa học. Riêng ở Việt Nam, theo ý chúng tôi, trong nhiều trường hợp, câu chuyện nhân cách vẫn nổi lên rõ rệt hơn cả...
  • Người ta nghèo đi có thể là vì tiền

    12/04/2015Nguyễn Tất ThịnhĐã từ rất lâu người ta biết rằng Tiền là cực kì quan trọng, là thước đo của giá trị trong sự trao đổi của thị trường, dường như là cái có thể mua được mọi thứ đến cả Tiên cả Phật, làm người ta mạnh bạo lên…
  • Cần biết xấu hổ

    02/11/2014Nhà thơ Hải NhưNhìn ra xã hội hôm nay, chúng ta có nên "báo động” với nhau về một lớp người đã không còn biết liêm sỉ, không còn biết xấu hổ?
  • Quản lý bằng pháp luật như thế nào?

    09/10/2014Nguyễn Đức LamỞ đời “lạt mềm buộc chặt” tưởng chừng như nghịch lý nhưng pháp luật thường được hình dung là nghiêm minh, cứng rắn cũng không phải là ngoại lệ. Quản lý bằng pháp luật, cũng như quản lý nói chung, không phải là buộc diều vào cây sào tre mà hãy như trẻ mục đồng, thả diều bay lượn, đón gió trên bầu trời khoáng đạt, rộng lớn...
  • Tài sản nhà nước và cổ phần hoá

    05/05/2014TS Nguyễn Quang ANhà nước có những tài sản của mình. Chưa có thống kê cụ thể nhưng tôi đoán hiện nay ở nước ta, tài sản nhà nước chiếm ít nhất 80% tài sản quốc gia, vì vậy Nhà nước quản lý công sản là hết sức quan trọng...
  • Suy đoán vô tội và suy đoán có tội

    03/05/2014Đoàn Tiểu LongChống tham nhũng dễ hay khó? Nhiều người nói rằng khó vì rất khó có được bằng chứng nhận hối lộ hay lợi dụng chức vụ để trục lợi một cách tinh vi. Đó là nguyên nhân vì sao dư luận kêu ca nhiều, nhưng số vụ đưa ra xét xử lại vô cùng ít...
  • Luật sư của Nhà nước và Luật sư của người dân

    07/12/2010Đoàn Tiểu LongTừ trước tới nay, các chuyên gia pháp lý của ta đều nhất trí rằng “bình đẳng trước Toà án” chỉ là một nội dung của quyền “bình đẳng trước pháp luật” mà Hiến pháp quy định, tuy nhiên trước Toà án các bên chỉ bình đẳng về mặt tố tụng, tức là đưa ra chứng cứ, tài liệu, yêu cầu và tranh luận, chứ không bình đẳng về mọi mặt. Chính đây là điều đáng suy ngẫm...
  • Thiếu trách nhiệm...

    04/12/2010Luận Minh (2006)Cụm từ này xuất hiện nhiều trên báo chí những ngày qua. Thiếu trách nhiệm chính xác là sự thoái lui của văn hoá trách nhiệm, là sự thụt lùi của đạo đức công chức, là sự lũng đoạn của tiền bạc, là sự liên kết của những thế lực ngầm, là sự bất minh trong việc thực thi chính sách, là sự gian dối, là sự yếu kém trong quản lý, là sự cố tình không tuân thủ pháp luật, là hậu quả của một cung cách giáo dục nửa vời...
  • Áp lực để khó từ chức?

    24/11/2010Lương Bích Ngọc - Ngọc NhungRất nhiều người cảm thấy khó khăn trước sự lựa chọn: NÊN hay KHÔNG từ chức? Vậy đâu là những lực cản chính? Làm thế nào để việc từ chức được coi là bình thường từ phía người phải từ chức và dư luận xã hội?
  • Ngừa & cai nghiện

    05/10/2006TS. Nguyễn Quang APhòng và cai nghiện quyền lực rất khó. Thế giới đã chứng kiến bao kẻ nghiện quyền lực đã gây ra cái chết của hàng chục triệu người, sự đau khổ của hàng trăm triệu người. Đấy là bệnh nghiện đáng sợ nhất, khó trị nhất...
  • “Cái nóc” và việc tránh cho “nhà dột từ nóc”

    05/10/2006Kiên ĐịnhNgười đứng đầu ngành quan trọng như cái nóc, chân lý này đã được khẳng định từ hàng ngàn năm nay. Ở các nước, việc chọn người đứng đầu được chuẩn bị một cách chu đáo, tổ chức bài bản và công khai. Từ việc phát hiện các nhân tố mới, tổ chức sàng lọc, bố trí vào các vị trí quan trọng để họ thể hiện mình đến việc chức tranh cử, bầu cử một cách bài bản dưới sự giám sát công khai của dân chúng và các phương tiện truyền thông...
  • Biết rồi khổ lắm nói mãi

    29/09/2006Lê Tiến ĐạtXin “cầm nhầm” một câu của cụ Cố Hồng trong số đỏ để nói về đạo. Đạo nhạc, đạo văn, đạo thơ, đạo tranh, đạo sách giáo khoa, đạo từ điển, đạo nghiên cứu khoa học… bất kể cái gì thời nay cũng có thể đạo được hết. Dào ôi, đạo là cái chuyện…
  • Chống tham nhũng xét từ góc độ quyền lực

    28/09/2006Vũ Quốc TuấnNgười có quyền mới có điều kiện để tham nhũng, vì vậy, nguồn gốc của tham nhũng là quyền lực. Cho nên phòng, chống tham nhũng phải có cơ chế thiết kế bộ máy quyền lực phù hợp với quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời phải có cơ chế giám sát chặt chẽ hoạt động của bộ máy quyền lực...
  • Từ chuyện “chôm” của công đến ý thức cộng đồng

    20/09/2006Hữu VinhVụ trộm hơn 3,4 tấn thép trụ cầu Vĩnh Tuy của nhóm thanh thiếu niên mới đây được ưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng có vẻ như không mới. Đơn giản là vì những vụ trộm cắp tương tự như vậy cũng đã xảy ra và số tiền mà bọn trộm thu được không lớn nhưng hậu quả về mặt kinh tế thì thật khó lường...
  • Các con số … không biết nói!

    07/09/2006Tin TinTrong 5 năm qua đã phát hiện 12.300 cán bộ tham nhũng, gây thiệt hại 2.200 tỉ đồng, 5.000 chỉ vàng (tương đương 4.000 tỷ đồng) và 4.900 hécta đất...
  • Cũng là một kiểu "chạy án"!

    06/09/2006Tiến ChướcMột cơ quan pháp luật giữ quyền công tố ở cấp tối cao, lại có thể chịu sự tác động của các văn bản hành chính của địa phương để miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho bị cáo, bỏ lọt tội phạm, làm mất lòng tin của nhân dân vào sự nghiêm minh của phép nước? Liệu có thể xem đây là từ một kiểu "chạy án" công khai?
  • Nên tập nghe những lời trách cứ

    05/09/2006TS. Nguyễn Ngọc ĐiệnLàm rõ vai trò, trách nhiệm cá nhân trong hoạt động lãnh đạo và luật hóa quyền phê phán của người dân đối với hoạt động của cá nhân người lãnh đạo, đặc biệt là người lãnh đạo quốc gia, là công việc bức bách trong khuôn khổ dân chủ hóa đời sống chính trị, xã hội...
  • Tham nhũng - tiếp cận từ phía hệ thống

    17/08/2006Nguyễn TrungChống tham nhũng đang là vấn đề cả nước bức xúc, cả nước đều quyết tâm chống – trừ những kẻ có điều kiện thực hiện tham nhũng. Câu chuyện thời sự hơn là chống như thế nào? Góp phần tìm câu trả lời, bài viết này xin đi vào hai vấn đề chính: Đánh giá tình trạng tham nhũng ở nước ta và chống như thế nào?
  • Hữu danh vô thực chỉ làm cản bước tiến…

    14/08/2006Lan NgọcTôi không thích ngồi một chỗ mà than vãn. Người ưa than vãn hoặc là người không có tài hoặc là người tự thỏa mãn với sự kém cỏi của chính mình. Nhà tài phiệt Soros có một định nghĩa rất hay về hạnh phúc: “Hạnh phúc là cái mình nghĩ về mình và xã hội nghĩ về mình. Hai hình ảnh này càng gần nhau thì càng hạnh phúc, và ngược lại".
  • Ai kiểm soát ai?

    24/07/2006TS. Nguyễn Quang ATất cả đềuhữu hạn.Vô tận là sảnphẩm của trí tuệ conngười. Cáilớn quá,to quá cao quámà con ngườikhó hình dung nổi thìđược coi làvô tận.Đó làmột sựsáng tạo tuyệt vời của con người, với khái niệmvô tậncon ngườicó thểmô tả (gần đúng) rấtnhiều hiệntượng. Không có cái kháiniệm vô tậnấy khoa học chắc thật khó phát triển. Ấy nhưng, đừng có thần thánhhoá con người làsinh vật dễ lầm và rất nhiều khi mắc vào cái bẫydo chính tư duy...
  • Họ đều là con cháu “các bố” cả

    17/07/2006Kiên ĐịnhMột Giám đốc doanh nghiệp Nhà nước đã không dưới một lần tâm sự, tại Công ty ông chỉ có già 1/3 nhân viên làm việc có hiệu quả, số này phần lớn được tuyển dụng bằng con đường công khai. 1/3 nữa là con em các vị trong ngành và 1/3 còn lại là do các cấp trên, ngành dọc, ngành ngang hay quan hệ chéo, gửi gắm. Số này vẫn là một ẩn số phức tạp, không ít trường hợp là một gánh nặng...
  • Bàn về Đạo - Lý - Tính

    31/05/2006Đ.H.LCũng như các trường phái triết học cổ điển khác của phương Tây, hễ có lập luận triết lý tất yếu phải có quan niệm về các nguyên lý và nguyên nhân của sự sinh hóa trong vũ trụ, nội dung triết học của Nho giáo cũng có xuất phát điểm lấy cái Lý làm gốc với quan niệm: Thiên địa vạn vật nhất thể...
  • Lòng tự trọng

    18/03/2006Phan Trọng HiềnTrông người, ngẫm ta mà buồn! Nhiều năm qua, ở nước ta xảy ra biết bao vụ tiêu cực “động trời” ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhưng hầu như chỉ mới có một vị bộ trưởng xin từ chức, còn lại đều “bình chân như vại”, xem như chuyện “của ai đó”, không liên quan gì đến mình (!)
  • Hiểm hoạ của nghịch lý

    02/03/2006TS Nguyễn Đức MậuCó một số quan chức hôm qua xuất hiện ở những nơi sang trọng, xuất hiện trên báo chí và được đánh giá như những cán bộ có nhiều năng lực và mẫu mực, thế nhưng hôm nay lại bị khởi tố, bắt giam vì tham nhũng. Nghịch lý kiểu này mang đầy hiểm hoạ đối với xã hội.
  • Những lực cản vô lối

    26/01/2006Hà Văn ThịnhGần Tết, nhà hàng đầy chật quan chức các ngành, các cấp đi ăn tất niên. Nhiều đến mức ngồi sát bên nhau mà nói còn nghe không rõ. Thức ăn thức uống thì quả là âu thâu rầu (ôi thôi rồi). Xem ra ít ai thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí!
  • Vẫn là chuyện nuôi dưỡng con người

    16/01/2006GS. Tương laiNhững ngày cuối cùng của năm 2005 lùi vào phía sau để lại dư vị đắng tai ác của vụ bán độ bóng đá. Giờ đây, việc xử phạt nghiêm khắc số cầu thủ bán độ là cần nhưng cần hơn gấp nhiều lần là phải chỉ ra được môi trường sống đã nuôi dưỡng và đẩy những cầu thủ trẻ của chúng ta trượt dài trên con đường tha hóa...
  • Lễ nghĩa

    07/01/2006Đỗ HoàngKhổng giáo lấy sự dạy dỗ con người làm chính yếu nên rất tôn trọng tình cảm, khiến người ta bao giờ cũng hàm chứa trong tâm trí mọi tình cảm nhân hậu và chân thành nhất. Muốn hiểu được mọi lẽ phải trái, biết cách hành xử trong đời thì ai cũng phải biết lễ nghĩa, do vậy Lễ chính là phần đạo đức thực hành của Nho giáo.
  • Năng lực thể chế

    03/01/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngNăng lực thể chế là năng lực của các cơ quan nhà nước hoàn thành các chức năng hiến định của mình. Chức năng nào thì năng lực ấy. Chức năng càng phức tạp thì năng lực phải càng cao hơn. Rủi ro lớn nhất ở đây là: Hiến pháp chỉ có thể trao cho một cơ quan nhà nước các chức năng, chứ không thể trao cho cơ quan này các năng lực tương ứng...
  • Tại sao gọi một điều gì đó là tội?

    17/12/2005“Tội” về cơ bản không phải là một thuật ngữ pháp lý hay đạo đức. Nó là một thuật ngữ tôn giáo nhắm tới hành vi của con người phạm tới Thiên Chúa. Ngoài ý thức về linh thánh và uy nghi của Thiên Chúa, “tội” chẳng có ý nghĩa gì cả. Ở đâu thiếu vắng ý thức này, thì không có phán đoán về tội, bất chấp điều gì một cá nhân có thể làm hoặc không làm.
  • Mô hình giám sát chính quyền bằng tư pháp ở Mỹ

    17/12/2005Đặng Minh TuấnVi hiến là những tình huống có thể gặp trong thực tiễn. Ở nhà nước pháp quyền, quan trọng là phải tìm ra các biện pháp để giới hạn và chống lại sự lạm quyền hay lộng quyền của Nhà nước mà xâm phạm đến các quyền con người. Bài viết tìm hiểu về mô hình giám sát chính quyền bằng tư pháp tại Mỹ...
  • Dân tâm và dân chủ

    13/12/2005GS Tương LaiDân chủ với dân tâm gắn với nhau như bóng với hình. Để thu phục được dân tâm, để giành dân tâm thì phải thật lòng thực thi dân chủ, thật lòng mở rộng dân chủ. Để giành dân tâm, không có gì đơn giản hơn điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra cho cán bộ của Đảng và Nhà nước ngay từ những ngày mới giành được chính quyền từ cách mạng tháng 8/1945: " Việc gì có lợi cho dân thì làm. Việc gì có hại cho dân thì phải tránh”...
  • Đời và Đạo

    05/12/2005Phương TâmChuyện Chơi Trực tuyến (Game Online) gần đây được báo chí xúm vào hùa nhau râm ran một hồi. Đám nói Đông, một vài kẻ bảo Tây. Ở đây không nói chuyện Đông hay Tây mà nói chuyện quan hệ của cái Đông với cái Tây ấy...
  • Lập pháp hướng tới pháp quyền

    16/11/2005Bùi Ngọc SơnHàng loạt cố gắng hiện nay như: "nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội", "đổi mới quy trình lập pháp", "tăng cường năng lực lập pháp"?.. là những việc cần làm để ngành lập pháp có thể cho ra những sản phẩm tốt hơn. Nhưng, một chiếc cày bằng đồng cũng không hiệu quả nhiều hơn một chiếc cày bằng gỗ là bao...
  • Căn bệnh xuê xoa

    26/10/2005Diệp Văn SơnMột trong những rào cản kìm hãm sự phát triển lâu nay là những bất cập trong bộ máy hành chính nhà nước, mà "thủ phạm" trong bộ máy đó không ai khác là các công chức thoái hóa biến chất, gây phiền hà, nhũng nhiễu!
  • Để chống lại sự "hạ cấp và phàm tục" trong đời sống văn hóa

    17/08/2005Tương LaiKhi đòi hỏi cần tạo cho được thật nhiều “mô hình thuyết phục”, những mô hình về đạo đức và văn hóa (*), tôi muốn nói thêm về “trách nhiệm nắm chắc các chuẩn mực văn hóa và điều chỉnh nó trong đời sống xã hội bằng các mô hình thuyết phục”...
  • xem toàn bộ