Có giáo dục mà vẫn đáng ghét

10:25 CH @ Thứ Tư - 04 Tháng Ba, 2020

Có những tài liệu in đã lâu, nhưng tính thời sự và đúng đắn của chúng vẫn còn thích hợp với ngày hôm nay. Nếu chúng ta đọc được, và đưa ra cho mọi người cùng đọc (thay vì giữ riêng làm tài liệu), thì đó là một cách tiết kiệm chất xám, của người đi trước, cho người đi sau. Ðó là chưa kể đến lợi ích tiết kiệm...giấy, bởi vì sách in ra đâu phải chỉ đọc trong một lần, một thế hệ.

Ðây là đoạn trích diễn văn khai mạc của Thủ tướng Nehru đọc tại Ðại hội lần thứ X của Tổng liên đoàn Giáo giới Quốc tế, diễn ra tại New Delhi vào năm 1961. (Không thấy ghi tên người dịch của bài này. Xin thông cảm. Tít đoạn trích do người chọn đặt)

"Tôi cho rằng khắp nơi mọi người đều lưu tâm đến giáo dục, bởi vì càng ngày người ta càng ý thức được rằng chính bằng giáo dục mà người ta có thể ảnh hưởng đến tâm trí chúng ta một cách thiết thực, và nhờ đó ảnh hưởng đến thời cuộc. Tôi nghĩ về bài mở đầu Hiến chương UNESCO, đã nói rằng chiến tranh khởi sự từ tâm trí con người. Vậy nếu chiến tranh khởi sự từ tâm trí con người chắc chắn như là nó đã xảy ra, thì người ta cần phải gây ảnh hưởng trên tâm trí nam nữ quần chúng.

...

Quý vị hội họp lại đây hôm nay để thảo luận những vấn đề này, trong khi khắp thế giới nhiều vấn đề nghiêm trọng đương diễn ra, và không một người nào có thể nói được việc gì sẽ xảy ra trong vòng mấy tháng sắp tới. Ðây thật là một tình trạng éo le và khó khăn, nhưng có lẽ chính sự khó khăn của tình trạng này có thể dẫn chúng ta đến chỗ suy nghĩ chắc chắn về những sai lầm trong sự suy tưởng của chúng ta - không phải chỉ chúng ta tại nơi này, mà nói chung cho mọi nơi khác. Có một cái gì chắc hẳn lệch lạc. Một bên, chúng ta đi đến kết luận rằng giáo dục cần phải là phương tiện để giải quyết những vấn đề của thế giới. Ðiều này thực rõ ràng. Nhưng chúng ta lại nhận thấy rằng những quốc gia và dân tộc có một nền giáo dục cao độ nhất trên thế giới, có tất cả những thuận lợi về mặt giáo dục kỹ thuật cũng như văn hóa, và đã thành công trong việc bài trừ được một số lớn những tai họa cố hữu mà từ trước nhân loại phải chịu đựng, như nghèo đói, v.v... lại không thể nào chung sống êm đẹp với nhau, mà còn nuôi căm thù đối với nhau.

Như vậy, đây là hậu quả của các chính sách giáo dục hay của sự thiếu giáo dục? Có phải giáo dục dẫn đến thù hận, mặc dầu có một sự hiểu biết lớn lao? Ðây là một vấn đề mà tôi xin đem ra để quý vị nghiên cứu. Tôi tin chắc rằng giáo dục là điều thiết yếu, và tôi không hề phản đối giáo dục, nhưng sự thật là giáo dục, hay nói đúng hơn - một lề lối giáo dục mà chúng ta đã có trước đây không dẫn đến những phương thức giao tế hòa bình và hợp tác cho thế giới; chính phương thức giao tế ấy là điều cốt yếu cho việc tiến triển, hay nói thẳng ra, cho sự sống còn của thế giới. Ðiều này làm cho tôi bối rối.

...

Và có điều làm cho tôi kinh ngạc, là trong khi nền giáo dục chắc chắn được quý mến, trở nên chính yếu và không thể tránh được, thì tôi lại không thấy những kẻ được giáo dục luôn luôn đáng mến. Thường thường họ có một tầm trí thức hẹp hòi và hay đổ gánh nặng lên những kẻ, mà họ xem như người dưới, họ hành động như vậy với tư cách một cá nhân, một đoàn thể, hay một quốc gia, bất chấp nền giáo dục của họ. Và mặc dầu đã được hấp thụ giáo dục, trên nhiều phương diện, họ cũng chỉ có được một trí óc hẹp hòi. Họ không nhìn vào trí óc người khác, đi sâu vào tìm hiểu, vì họ bắt đầu mọi việc bằng cách nghĩ rằng họ đã tìm được tất cả những gì họ muốn có trong đầu óc họ, và họ không chịu mở rộng trí óc đón nhận những cảm tưởng của kẻ khác. Chắc rằng đó không phải là một kết quả tốt đẹp của giáo dục. Giáo dục cần phải mở mang trí tuệ và làm cho một người có khả năng thấu hiểu những người khác, và để được người khác thấu hiểu họ.

...

Và từ ngày rất xa xưa, các hiền triết và vĩ nhân đã nói với chúng ta rằng: căn bản của một nền giáo dục thực sự là tự biết mình, - dù điều này có thể mang ý nghĩa nào đi nữa - và đôi khi hình như trong khi tìm kiếm sự hiểu biết, chúng ta thâu lượm được một mớ kiến thức mà vẫn không khám phá được sự khôn ngoan thêm, và do đó chúng ra vẫn không hiểu nổi chính chúng ta hay kẻ khác, mặc dù chúng ta thu lượm được vô số những bản thống kê về cách thức người ta ăn như thế nào, người ta ăn bao nhiêu, và người ta làm những gì. Chúng ta có những pho sách lớn, những tài liệu thống kê về kinh tế và về những thứ khác, tuy vậy chúng ta vẫn thiếu đức khôn ngoan và đức khôn ngoan đó thiếu chính vào lúc khó khăn xảy ra. Làm cách nào để luyện được đức tính ấy - một chút khôn ngoan trong bộ máy giáo dục của chúng ta? Phải, đó là một vấn đề đáng cho quý vị nghiên cứu. "

*
* *

Chớ có giật mình

Ðoạn trích này (không rõ người dịch) nằm trong một bài phát biểu của Sir Ronald Gould - Chủ tịch Tổng liên đoàn Giáo dục quốc tế - phát biểu tại hội nghị Liên đoàn Giáo dục Quốc tế vào năm 1961. Tựa đề do người chọn đoạn trích đặt.



Khi đọc “Candida” của Bernard Shaw, tôi cảm động trước tinh thần cao cả và lý tưởng của mục sư Morrell. Thế mà, vợ ông đã chỉ trích ông nặng lời: “Khi có tiền bạc để trao tặng thì chính ông đem cho; còn khi cần từ chối, thì lại chính tôi phải từ chối”. Quả vậy, tất cả những gì dễ chịu thì phần ông, những gì khó chịu thì phần bà. Tuy ông có một tinh thần lý tưởng cao cả, chính ông là kẻ tính tình hèn kém hơn, đáng khinh đôi chút nữa là khác, bởi vì ông trốn tránh những trách nhiệm của ông.

Một nhà kinh doanh có nói với tôi rằng, ông có thể tìm được hàng tá nhân viên có khả năng và vui lòng thi hành các mệnh lệnh, nhưng ít khi ông tìm thấy một người nào nhìn được những gì phải làm và làm công việc ấy với trách nhiệm riêng của mình. Vậy nên không có gì đáng kinh ngạc về việc Truman đã treo trước cửa văn phòng ông ở Bạch Ốc phương châm này: “The buck stops here”, nói cách khác, “Ở đây người ta không thể đổ các quyết định cần phải chọn lên lưng kẻ khác.”
...
Tôi đã tham dự những buổi họp trong đó người ta phải đương đầu với nhiều công việc, và phải đưa ra những quyết định quan trọng. Tôi nghe một cách nhẫn nại những lời lẽ trống rỗng mà hoa mỹ, và những lời tuyên bố mơ hồ vu vơ không gây nên trách nhiệm nào cho kẻ nói ra.

George Orwell đã nhận xét: “Kẻ thù lớn nhất của một ngôn ngữ minh bạch là sự thiếu thành thật” và tôi tự hỏi sự mù mờ ấy là do sự không làm chủ được ngôn ngữ một cách đầy đủ, hay là có nguyên nhân sâu kín hơn, và do một sự thiếu thanh liêm đạo đức.

Tôi ghi lại những câu thường được dùng đến. Người thì nói: “Có lẽ tôi nhầm, nhưng mà...”, kẻ khác nói: “Hãy sửa giùm tôi, nếu tôi lầm, vì đây chỉ là ý nghĩ thô sơ.”; Người thứ ba nói: “Ðây chỉ là một ý kiến ngộ nghĩnh vừa hiện ra trong trí tôi...”; Nói như vậy, họ muốn gì? Phải chăng do đức khiêm tốn hay chỉ do sự đớn hèn tinh thần và đạo đức? Tôi để ý đến lối mở câu của họ. Thà rằng họ cứ nói, không cần ẩn ý nào: “Tôi nghĩ rằng...”, “tôi tin rằng...”, hay “tôi chắc rằng...”. Nhưng họ không nói thế, và như thế tránh được việc gánh lấy một trách nhiệm. Trái lại, những người như Churchill, Lincoln đã không bao giờ trút trách nhiệm, họ đã biết chọn những quyết định, và chỉ định đúng vị trí của họ. Khi nói với hiệp hội các luật gia ở Oxford, Lord Atlee đã tuyên bố: “Ðiều cốt yếu trong thể chế Dân chủ là cai trị bằng những cuộc thảo luận, nhưng nền dân chủ sẽ không thể điều hành được trừ phi người ta ngừng nói. Lương tri chỉ rõ cho chúng ta rằng chính nền dân chủ sẽ lâm nguy vì những lưỡng lự tinh thần và đạo đức, và vì sự thiếu hăng hái đảm nhận lấy trách vụ trọn lựa những quyết định và hành động.”
...
Tự do và trách nhiệm, cũng như tình yêu và hôn nhân, bia và trò chơi ném đích, cá và khoai tây rán, Sodome và Gomorrhe, không thể nào tách rời nhau. Con người chỉ tự do một khi có trách nhiệm và ngược lại, con người chỉ có thể được xem như có trách nhiệm khi được tự do. Vì vậy Milton đã nói: “Không một người nào có thể hoàn toàn yêu mến tự do, nếu không phải là những người đức độ (nghĩa là những người có tinh thần trách nhiệm). Những người khác không phải yêu mến tự do mà chỉ là yêu mến sự phóng túng.”. Và đây là một vấn đề căn bản: Chúng ta có muốn các trường học của chúng ta sản xuất nên những người đức độ và những người công dân tốt hay không? Chúng ta có muốn cho các trường học của chúng ta làm việc như là những tổ chức văn minh không? Những người đức độ và những công dân phải là những kẻ chấp nhận một - cách - tự - do những trách nhiệm của họ.

... Vậy chức vụ của nhà giáo không phải chỉ việc nói đến tự do và trách nhiệm, mà còn phải dần dần truyền đạt những điều đó cho trẻ em, và nhờ đó dần dà làm cho mình trở nên ít cần thiết hơn đối với chúng.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Câu chuyện Lòng Tin

    04/03/2020Nguyễn Tất ThịnhTrên chuyến tàu khách đường dài hàng ngày, các hành khách đã an tọa, nhiều người thiu thiu ngủ… Tàu bắt đầu lăn bánh….Hơn một giờ trôi qua, một phụ nữ trẻ mặc đồng phục ngành đường sắt đi dọc theo các toa tầu thực hiện nhiệm vụ kiểm soát vé...
  • Kinh tế thị trường và trách nhiệm xã hội

    26/07/2019Nguyễn Trọng ChuẩnÝ thức về trách nhiệm xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường hiện đại giúp cho người ta thấy rằng, thị trường thế giới rộng lớn, đầy tiềm năng trên phạm vi toàn cầu là môi trường vô cùng thuận lợi để tìm kiếm lợi nhuận không chỉ cho riêng mình, mà còn cho cả quê hương, đất nước và cho sự phát triển, sự tiến bộ chung của xã hội.
  • Đôi điều về trách nhiệm cá nhân

    14/11/2018Nguyễn Ngọc BíchTrước các tổn thất vô hình và hữu hình mà xã hội đã chịu, vấn đề trách nhiệm cá nhân đang được công luận nêu lên. Qua hai lý do trình bày dưới đây, độc giả có thể chia sẻ lo ngại của tôi rằng vấn đề này còn phải mất nhiều năm nữa mới trở thành hiện thực.
  • Lòng tin

    26/01/2018Nguyễn Thúy ÁiLiệu người ta có sống được không khi không có lòng tin? Câu trả lời dường như quá dễ dàng, người ta chết vì thiếu cơm thiếu gạo, thiếu chất dinh dưỡng hay thuốc men chứ có ai chết vì thiếu lòng tin!
  • Tự do và trách nhiệm trong hoạt động của con người

    31/07/2017PGS. TS. Nguyễn Văn PhúcTự do và trách nhiệm chính là những biểu hiện sức mạnh bản chất của con người. Tự do và trách nhiệm hình thành và phát triển trong tiến trình lịch sử của nhân loại cũng như của các cộng đông người và là mục tiêu, động lực của sự phát triển xã hội và con người.
  • Phan Châu Trinh và lòng tin vào sức mạnh của tri thức văn hóa

    17/03/2016Nguyên NgọcNgày 24/3 vừa qua, chúng ta có một kỷ niệm lớn: 80 năm ngày mất của Phan Châu Trinh và sau đó mấy hôm, ngày 4/4 kỷ niệm 80 năm đám tang vĩ đại của ông mà Nguyễn Ái Quốc trong báo cáo gửi Quốc tế cộng sản hồi đó đã viết: “trong lịch sử người An nam chưa hề được chứng kiến một sự kiện to lớn như vậy bao giờ”...
  • Ai chịu trách nhiệm cho sự bền vững của cá nhân?

    13/02/2016Một khía cạnh nữa của phát triển bền vững thấy được phân tích thấu đáo. Đó là sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân trong xã hội, của mỗi công dân trong một quốc gia. Tác giả Stephen Covey đã tổng kết, để bền vững mỗi cá nhân phải biết chăm lo cho 4 nhu cầu hay phương diện sống: thể lý, xã hội, trí não và tinh thần...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Trọng mê tín- xem nhẹ trách nhiệm, ham hội hè, "thần mãn"

    21/12/2015Vương Trí NhànXét cái tục hội hè của ta, rước xách rất phiền phí, ăn uống rất lôi thôi, chơi bời rất chán chê, tiêu pha rất tốn kém, thực là hại của mà lại mua lấy cái khó nhọc vào mình...
  • Độc quyền, độc đoán, sợ trách nhiệm và sợ sai

    15/05/2015Tôn Thất Nguyễn ThiêmHãy khởi đầu bằng mấy sự việc: Cách đây hơn 30 năm (1973), một nhà kinh tế học người Pháp, G. Anderla, đã tính toán là tri thức của nhân loại được nhân lên gấp đôi mỗi 6 năm...
  • Trách nhiệm với người khác, trách nhiệm với xã hội

    01/07/2014Nhà văn Nguyễn KhảiTôi vốn là người nhút nhát, thích sống yên phận, mình không đụng ai, cũng mong đừng ai đụng đến mình. Sống như thế tất nhiên là rất ích kỷ, là cá nhân, là không xã hội chủ nghĩa. Nhưng, xem ra sống cũng vẫn được, không tốt lắm nhưng cũng không hẳn là xấu lắm...
  • Thiếu trách nhiệm...

    04/12/2010Luận Minh (2006)Cụm từ này xuất hiện nhiều trên báo chí những ngày qua. Thiếu trách nhiệm chính xác là sự thoái lui của văn hoá trách nhiệm, là sự thụt lùi của đạo đức công chức, là sự lũng đoạn của tiền bạc, là sự liên kết của những thế lực ngầm, là sự bất minh trong việc thực thi chính sách, là sự gian dối, là sự yếu kém trong quản lý, là sự cố tình không tuân thủ pháp luật, là hậu quả của một cung cách giáo dục nửa vời...
  • Trách nhiệm

    30/09/2010Hồ Ngọc ĐạiAi cũng thật bụng nghĩ, mình phải chịu trách nhiệm trước cấp trên: Đúng rồi, ai cũng phải chịu trách nhiệm trước cấp trên, chỉ có điều ai ấy là ai. Ví dụ, ai ấy là tôi, một cán bộ Nhà nước, thì cấp trên trực tiếp của tôi là thủ trưởng cơ quan...
  • Từ chữ tín đến lòng tin

    13/11/2009Trần Trọng ThứcNếu giữ chữ tín là phẩm chất cao quý trong đời sống kinh doanh thì sự bội tín không chỉ làm tha hóa bản thân mà còn gây tác hại cho nhiều người. Thực tế xã hội không thiếu những vụ việc xem thường chữ tín dẫn đến hậu quả vô cùng to lớn.
  • Để trách nhiệm được quy kết đúng chỗ

    27/03/2009TS Nguyễn Ngọc ĐiệnMột loạt trưởng thôn phải từ chức hoặc nghỉ việc, sau khi báo chí phanh phui vụ cắt xén, ăn chặn tiền hỗ trợ tết dành cho người nghèo. Công luận không thể hài lòng với kiểu xử lý “thí tốt, giữ xe” ấy và đòi hỏi việc chế tài phải thực sự nghiêm khắc, công bằng, thoả đáng
  • Bàn về trách nhiệm

    25/12/2008MatsushitaTôi nghĩ, sự phong phú trong tình cảm của con người thể hiện ở sự cảm nhận về trách nhiệm của họ. Người có tinh thần trách nhiệm cao nhất định sẽ được xung quanh tin cậy...
  • Trách nhiệm

    18/06/2008Nguyễn Đức SơnChưa có bao giờ chữ ‘trách nhiệm’ được nhắc nhiều như bây giờ và cũng chưa bao giờ xã hội cần đến tinh thần đó như hiện nay. Tưởng như là nghịch lý, nhưng chỉ cần lướt qua những vụ việc xảy ra hàng ngày và chỉ trên phương tiện thông báo chí thôi, ai cũng có thể thấy được điều đó...
  • Doanh nghiệp phải có trách nhiệm xã hội

    30/12/2007Mai Anh - Lâm Kiên“Danh tiếng thương hiệu lừng lẫy hàng chục năm trời đế tạo dựng có thể bị hủy hoại chỉ trong chốc lát chỉ vì những sự cố như xì căng đan lừa đảo vài khâu trong quy trình công nghệ, hoặc hiểm họa môi trường”...
  • Khi nhân viên thiếu trách nhiệm

    30/05/2007Nguyễn Đông TriềuCấp trên than phiền cấp dưới thiếu trách nhiệm trong công việc. Dân trách Chính phủ thiếu trách nhiệm với các dự án công cộng…Triệu chứng thường gặp của căn bệnh này là do người này đùn đẩy việc cho người kia.
  • Sống có trách nhiệm

    29/04/2007Nguyễn Thị Oanh“Sống có trách nhiệm” là chủ đề sinh hoạt, học tập của ngành giáo dục TP.HCM năm 2007 này. Đây là một chủ đề rất hay vì tinh thần trách nhiệm cá nhân đã phai mờ nhiều sau nhiều thập kỷ bao cấp.
  • Nghĩ về trách nhiệm của người đứng đầu

    01/12/2006Điệp Văn SơnĐược biết Chính phủ sắp ban hành Nghị định về xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức đơn vị khi để xay ra các vụ tiêu cực tham nhũng. Nghị định sắp được Chính phủ ban hành, sẽ góp phần xác định rõ ràng và công khai trách nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý khi để xảy ra những vụ tiêu cực, tham nhũng, lãng phí lớn trong cơ quan mình phụ trách, đảm bảo tính kỷ cương trong quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, tạo niềm tin trong nhân dân. Đây là một tín hiệu đáng mừng đáp ứng mong đợi từ lâu của nhân dân.
  • Xây dựng lòng tin trong doanh nghiệp

    06/11/2006Nguyễn Huy HoàngNgười ta đã tiến hành điều tra nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa thành đạt và nhận thấy rằng những người điều hành các doanh nghiệp này đều là những con người hết sức cởi mở và công bằng trong mọi công việc. Họ thường dành ra khá nhiều thời gian để cùng chia sẻ thông tin và theo dõi sát sao các công việc cũng như mối quan hệ giữa các nhân viên trong cùng một nhóm làm việc. Những người này đã thành công trong việc tạo dựng được lòng tin giữa các nhân viên với nhau và đặc biệt là sự tin tưởng của nhân viên dành cho họ.
  • Trách nhiệm cao cả

    11/01/2006Chu HảoNghĩa vụ thiêng liêng của nhà giáo là "trồng Người", đóng vai trò chủ chốt trong việc thực hiện các mục tiêu cao cả của Giáo dục. Các mục tiêu ấy thường được hiểu một cách đại thể là giáo dục nhân cách và truyền đạt kiến thức cho học trò - thanh, thiếu niên - thế hệ tương lai của dân tộc...
  • Trách nhiệm mơ hồ(?!)

    28/12/2005Tô Phán8 vị nguyên là lãnh đạo hoặc là lãnh đạo đương nhiệm ở các cơ quan nhà nước đã giải trình về trách nhiệm trong vụ Nguyễn Đức Chi lừa đảo. Thật trùng hợp, các bản giải trình đều có chung ít nhất 4 điểm cơ bản...
  • Giao phó trách nhiệm để vận dụng tri thức tập thể

    07/07/2005Ở cương vị giám đốc, một trong những nhiệm vụ quan trọng của bạn là giúp đỡ nhân viên phát triển kỹ năng chuyên môn - trong đó có việc chuyển giao cho họ quyền giải quyết vấn đề và ra quyết định.
  • xem toàn bộ