Được, mất trong khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2007 - 2009

07:14 SA @ Thứ Năm - 17 Tháng Sáu, 2010

Chuyện khủng hoảng kinh tế toàn cầu cuối cùng là chuyện của thế giới phân cực trở lại thời kỳ chiến tranh lạnh. Một thời mà cuộc đối đầu ý thức hệ đã đi vào quá khứ. Một kỷ nguyên mới xuất hiện. Kỷ nguyên của thông qua chiến tranh tiền tệ để chiếm giữ thị trường thế giới, tranh giành năng lượng và lương thực toàn cầu trong thời kỳ bùng nổ các ngành công nghiệp mới và dân số.

Người Trung Quốc đã biết sử dụng 2 lợi thế quan trọng của mình là đông dân và giá nhân công rẻ. Họ đã bắt tay vào một thời kỳ phát triển mới sau những sai lầm của thời kinh tế bao cấp. Sau 30 năm bắt tay với người Mỹ, chuyển đổi kinh tế thị trường, người Trung Quốc đã chiếm lĩnh hầu hết thị trường tiêu thụ hàng tiêu dùng trên khắp toàn cầu với chiến lược giá rẻ. Họ đã mang lại sự tăng trưởng cho đất nước họ bằng những tỷ lệ nóng 10% GDP trong suốt 13 năm liên tiếp. Khi đạt được dự trữ ngoại tệ có thể đủ sức chống lại những tay đầu cơ tài chính thế giới. Họ đã kềm giá đồng Nhân dân tệ (NDT)ở giá thấp để phục vụ cho chiến lược xuất khẩu hàng giá rẻ, mà bất cứ quốc gia nào trên thế giới cũng không thể cạnh tranh lại.

Người Mỹ đã quá tự kiêu và tự mãn đã dựa vào sự thao túng của phố Wall làm đồng USD là chủ soái cho mọi giao dịch toàn cầu. Họ còn tự mãn khi họ nắm toàn bộ các nền công nghiệp nặng đang dẫn đầu thế giới. Họ mải mê men say của kẻ vô địch sau sự sụp đổ Liên Xô cũ và Đông Âu. Một ngày đẹp trời họ choàng tỉnh giấc mơ, thì cơn nóng hầm hập đang phà ra phía sau gáy là cuộc rượt đuổi của con hổ châu Á Trung Quốc đang cận kề. Khi đảng Cộng hòa đã sử dụng đồng tiền của dân đóng thuế liên tục phục vụ cho những cuộc chiến tranh giành những vùng năng lượng trên toàn cầu. Thâm thủng ngân sách và mất lòng toàn thế giới là điều không thể tránh khỏi, để rồi họ vội vã tìm lại hình ảnh của chính mình trong con mắt của người dân sở tại và của toàn cầu.

Thế giới các nước đã phát triển Âu - Á cũng vì thói thực dụng đã tận dụng nhân công giá rẻ và đông dân của Trung Quốc. Họ đã đầu tư quá sâu vào nền kinh tế Trung Quốc hầu hết các công nghệ sản xuất hàng tiêu dùng. Thậm chí họ chỉ làm đơn đặt hàng rồi đem hàng đó về nước mình đóng lại nhãn mác để kiếm lời, mà không phải làm gì. Họ cũng đã giật mình khi con hổ ngủ bao nhiêu năm bừng tỉnh và là tai họa cho nền kinh tế với nhân công cao ngất trời của họ.

Gậy ông lại đập lưng ông vì thói thực dụng và hám lợi của thế giới tư bản đang huênh hoang tự đắc. Người Trung Quốc quay lại dạy cho họ một bài học thấm thía: Kiến ăn cá rồi có ngày cá lại ăn kiến!

Người Mỹ đã làm gì?

Họ đã thay đổi cách ứng xử bằng đưa lên một vị Tổng thống da màu thuộc Đảng Dân chủ đã từng theo Hồi giáo, để cải thiện cái nhìn thiện cảm hơn của thế giới Hồi giáo. Họ đã cải cách những lỗ hổng chết người trong quản lý tài chính, y tế, v.v… bằng cách tạo ra cuộc khủng hoảng toàn cầu, để dạy người Mỹ biết yêu nước, biết tiết kiệm và biết nhìn lại mình. Họ đã làm cho hàng loạt tổ chức tài chính đang ăn nên làm ra và chiêu dụ cả thế giới đổ tiền vào mua những tờ cổ phiếu với giá rất nóng, đi đến sụp đổ. Họ biết cách giật tiền của thế giới bằng luật phá sản và giảm giá đồng USD thống soái toàn cầu. Đã thế, họ còn buộc người Trung quốc phải mở hầu bao để cho họ mượn cho việc kích cầu lên đến hơn 800 tỷ USD Ngậm đắng nuốt cay sau cú thua giật tiền theo phong cách Mỹ, người Trung Quốc phải cứu vớt anh bạn đối tác Mỹ để hy vọng tiến trình sụp đổ theo thuyết Domino bớt ảnh hưởng đến chiến lược xuất khẩu hàng giá rẻ của mình.

Các nhà chiến lược cho rằng thâm thủng ngân sách thương mại là nguyên nhân khủng hoảng. Các nhà quản lý tài chính thế giới cho rằng yếu kém trong quản lý tài chính là nguyên nhân. Nhưng các nhà theo trường phái thuyết âm mưu cho rằng đây là âm mưu sắp đặt của người Mỹ, mà đứng sau lưng là các nhà tài phiệt phố Wall và FED đã tạo ra để nước Mỹ có dịp tái cơ cấu mọi việc, và cũng là dịp hôi của của họ đối với thế giới còn lại, kể cả những người dân Mỹ đã và đang còng lưng làm ra của cải.

Được – Mất

Không chỉ có Trung quốc thiệt hại, mà còn nhiều nước trên thế giới bị thiệt hại theo sự suy thoái mà người Mỹ tạo ra. Singapore là điển hình rõ nhất, khi đầu năm 2009 họ tính toán lại thì hơn 50 tỷ đô la Singapore đã đi theo những sụp đổ các tổ chức tín dụng Mỹ. Châu Âu cũng không khá hơn gì khi đồng Euro tăng giá từ 1 Euro ăn chỉ 0.9USD thì sau đó chỉ vài tháng 1 Euro ăn đến hơn 1.4USD. Mọi xuất khẩu của châu Âu ngưng trệ, du lịch đi vào thời kỳ đình đốn. Mọi chống đỡ của châu Âu không thể cứu vãn những thành viên nghèo nhất như Iceland và Hy Lạp mới đây, tương lai còn Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha đang chờ ngày hấp hối. Cú tung tiền của người Đức cứu Hy Lạp là muốn chứng tỏ đầu tàu châu Âu. Nó đã là miếng mồi ngon cho những cái mũi rất thính ở phố Wall làm mưa làm gió trên giá vàng, trên cuộc chiến tiền tệ đã được lắp kíp nổ chờ ngày khai hỏa.

Dù có thiệt hại do thất nghiệp và một số hủy hoại môi trường làm thức tỉnh cho sự phát triển quá nóng của kinh tế Trung Quốc chạy theo tăng trưởng GDP, mà không quan tâm đến những tai hại khác mang đến. Nhưng người Trung Quốc họ vẫn còn món lợi xuất khẩu hàng giá rẻ. Họ giữ được tăng trưởng kinh tế cao dù có khủng hoảng đi đến đỉnh điểm năm 2009 vẫn 8.7%, năm 2008 vẫn 10.4% và dự kiến năm 2010 này vẫn con số 8.8%. Ngoài ra đây là một bài thuốc cảnh tỉnh họ về vấn nạn môi trường, cơn vỡ bong bóng bất động sản và bao nhiêu di họa về một rối loạn hình thái xã hội do các quyền lợi nhóm sẽ bùng phát, khi làn sóng công nhân bị bóc lột tự vẫn liên tục mấy tháng qua. Họ đã kịp cứu nguy bằng lý thuyết xã hội hài hòa để đưa nền văn minh đến nông thôn, nơi mà lâu nay bị bỏ bê.

Tóm lại, suy thoái kinh tế đã đưa Trung Quốc lưỡng đầu thọ địch khi thế giới cùng nhau tấn công chiến lược hàng giá rẻ của Trung Quốc. Nhưng thế giới lòng tham không cưỡng lại được hàng giá rẻ. Và Trung Quốc vẫn theo đường lối: “chó cứ sủa, đoàn người vẫn cứ đi”. Và suy thoái còn giúp họ quan tâm đến phát triển nội địa, tạo công ăn việc làm trên chính đất nước họ, giúp họ hoàn thiện hơn trước đây là chỉ áp dụng chính sách một nhà nước mạnh và ổn định chính trị để phát triển, mà bỏ quên tầng lớp nhân dân bần cùng ở nông thôn như trước suy thoái kinh tế.

Người Mỹ luôn thực dụng, dù thực dụng đã là gậy ông đập lưng ông trong quan hệ giao thương với Trung Quốc. Người ta cho rằng mối quan hệ Mỹ - Trung đã đến thời kỳ như cặp vợ chồng đồng sàng nhưng dị mộng. Họ không ly dị nhau được, nhưng họ vẫn sẵn sàng tranh đua nhau giành vị thế độc tôn. Mỹ luôn lớn tiếng kêu gọi Trung Quốc phải tăng giá đồng NDT. Trung Quốc vẫn hứa và hứa, vì Trung Quốc biết đây là chiêu tuyệt kỷ để họ lấy làm sức mạnh với "thế giới còn lại". Dù cả thế giới kêu gào hơn 2 năm qua, nhưng chỉ mới cách đây vài hôm – ông Hồ Cẩm Đào – chính thức “hứa” sẽ cải cách tài chính, nhưng theo cách riêng của họ, độc lập với mọi yêu cầu của "thế giới còn lại".

Cuối cùng, chỉ có Mỹ và Trung Quốc có lợi trong khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2007-2009. Họ giúp nhau và cho nhau vay tiền. Dù sau cuộc vay người Mỹ nâng số nợ của mình lớn nhất thế giới – hơn 9.000 tỷ USD, nhưng chỉ chiếm 6.25%GDP của Mỹ thì có thấm vào đâu. Và dù Trung Quốc tăng trưởng nóng suốt 13 năm qua, nhưng GDP của họ (8.789 tỷ USD năm 2009) cũng chỉ bằng 61.6% GDP Mỹ (14.260 tỷ USD năm 2009), trên một đất nước đông dân hơn Mỹ 4 lần. Trong khi đó, Mỹ làm được nhiều điều. Mỹ lấy lại sự tăng trưởng ngoài mong đợi của FED, lên đến hơn 3% trong mấy tháng đầu năm 2010. Số công ăn việc làm tăng thêm 29.000 trong tháng 4/2010. Công nghiệp xây dựng nhà gia tăng 5.8%. Doanh số bán lẻ chung tăng 1.6%. Thâm hụt ngân sách giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đồng Euro bắt đầu xuống dốc khi người Đức tung tiền để cứu giúp nền kinh tế Hy Lạp sắp sụp đổ. Châu Âu đang bấn loạn. Người Trung Quốc bắt đầu lạm phát gia tăng khi 44 trong 77 mặt hàng nông sản thực phẩm tăng giá từ 25% đến 100%. Tình hình tự tử của công nhân và vấn nạn thảm sát cộng đồng do áp lực cuộc sống liên tục xảy ra gần đây. Và cái bong bóng tăng trưởng đã đẩy những đầu tư bất động sản của Trung Quốc đến hồi căng phồng sắp vỡ. Ho đã khôn ngoan “hứa” sẽ cải cách tài chính sau một cuộc đua dài kềm giá đồng NDT ở mức thấp.

Suốt bốn thập kỷ qua, thế giới như một tam quốc phân tranh: Mỹ - Nga và Trung Quốc. Đầu thập kỷ 1970, người Mỹ đã kéo Trung Quốc về phía mình, kết quả là sụp đổ Liên Xô cũ và Đông Âu. Sự trỗi dậy của Trung Quốc gần đây là mối đe dọa ngôi vị số 1 của Mỹ. Họ đã dùng chiêu bài cũ khi kéo người Nga đồng thuận về phía mình. Vài tháng gần đây, người Nga đã bắt đầu thuận thảo với Mỹ về vấn đề Iran và Bắc Hàn. Cuộc chiến tranh tiền tệ kéo dài 4 năm từ 2006 đến nay đã đến hồi kết thúc. Ai được – ai mất thì đã rõ. Có phải chăng vị thế số 1 thế giới của người Mỹ đã được khẳng định lại, khi Trung Quốc tuyên bố ngưng viện trợ Bắc Hàn, và hậu thuẫn bao vây kinh tế Iran. Hai đối tác để Trung Quốc dùng làm đối trọng với "thế giới còn lại". Ngoài ra lạm phát cho thấy hậu quả tăng trưởng nóng suốt 13 năm qua đã bắt đầu gây tác hại, khi sàn chứng khoáng của họ bắt đầu rớt giá sâu nhất trong một năm qua. Nên họ bắt đầu tung cờ trắng để lùi lại, và tuyên bố ẫm ờ là sẽ cải tổ tài chính trong cuộc chiến tiền tệ? Hãy chờ xem đoạn kết vẫn còn dài.

Bất kỳ lãnh tụ quốc gia nào cũng thế, họ chỉ vì quốc gia dân tộc họ. Khi nguy nan, lúc thăng tiến họ đều vì mục tiêu tối hậu này. Các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu thực chất là khủng hoảng thừa do lòng tham con người lợi dụng kẽ hở quản lý. Khủng hoảnh kinh tế toàn cầu là hiểm họa mà cũng là thời cơ. Quốc gia nào biết lợi dụng nó thì sẽ được lợi, và ngược lại. Đó là hai bài học rút ra trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vô tiền khoáng hậu 2007-2009.

Nguồn:Tia sáng
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Để có những công dân toàn cầu “made in Việt Nam”

    25/03/2019Lan Hương (Thực hiện)Không có tấm bằng tốt nghiệp ĐH được công nhận trên phạm vi toàn cầu là thiệt thòi của thanh niên Việt Nam khi hội nhập với thế giới. Nhưng thiếu đi tấm "hộ chiếu" đó, những người Việt trẻ vẫn hoàn toàn có thể trau dồi, rèn luyện và tích luỹ kiến thức, kỹ năng, hình thành thái độ để trở thành những công dân toàn cầu “made in Việt Nam”. TS. Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã chia sẻ như vậy.
  • Tư duy toàn cầu

    16/11/2017Nguyễn Ngọc BíchKhi Việt Nam sắp vào WTO thì cũng là lúc có nhiều lời kêu gọi doanh nhân có tư duy toàn cầu. Lời kêu gọi ấy dường như xuất phát từ quyển sách "Thế giới phẳng" của Thomas Friedman. Tuy nhiên, đề có tư duy toàn cầu thì doanh nhân Việt Nam nên suy nghĩ cái gì? Hay tư duy toàn cầu phải có nội dung gì trong hoàn cảnh của doanh nhân Việt Nam?
  • Toàn cầu hóa và xã hội tri thức

    08/01/2016Nguyễn Trần BạtỞ đây chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng hơn, không chỉ để có được một cái nhìn toàn diện mang tính lịch sử mà còn nhằm đưa ra những kiến giải về nguyên nhân xuất hiện, cơ chế biến đổi và những hậu quả nhiều mặt của nó...
  • Toàn cầu hóa và hội nhập văn hóa

    21/01/2015Đinh Quang TổnToàn cầu hóa là một xu thế không thể cưỡng lại đối với tất cả các quốc gia. Chủ động để hội nhập là một thái độ tích cực, khôn ngoan. Chủ động hội nhập là khẳng định đường hướng có chiến lược, có chiến thuật, có kế hoạch cho tùng bước đi. Chủ động hội nhập sẽ khai thác được nhiều nhất những thuận lợi, những cơ hội để dân tộc có nhiều lợi ích nhất...
  • Toàn cầu hoá không phải là "tây hoá"

    08/09/2014Hà YênNhư nhiều lĩnh vực khác của đời sống xã hội, sinh hoạt văn học - nghệ thuật hiện đang phát lộ nhiều vấn đề mà nhìn từ góc độ xã hội học văn hoá, không khó để nhận ra một số chuyển dịch vừa biểu thị sự khởi sắc, vừa chứa đựng một số nội dung cần giải quyết...
  • Toàn cầu hóa và vấn đề quyền lợi dân tộc

    25/06/2014Nguyễn Trần BạtTrong lịch sử phát triển đầy những khúc quanh của nhân loại, chủ nghĩa dân tộc và quyền lợi dân tộc luôn luôn là một trong những vũ khí chính trị hiệu nghiệm cho mục đích tuyên truyền. Điều đó được giải thích không chỉ bởi tầm quan trọng, mà cả tính phức tạp của vấn đề. Và trên thực tế, mặc dù chủ nghĩa dân tộc là một khái niệm, nó thường bị lạm dụng hoặc hiểu nhập nhằng...
  • Toàn cầu hóa về văn hóa

    22/04/2014Nguyễn Trần BạtCàng ngày con người càng nhận ra một trào lưu toàn cầu hóa khác, thậm chí còn quyết liệt hơn, sâu sắc hơn, đó là toàn cầu hóa về văn hóa. Cũng giống như toàn cầu hóa nói chung, toàn cầu hóa về văn hóa có từ rất lâu và là kết quả của sự tương tác giữa các cộng đồng...
  • Cơ hội thứ tư - toàn cầu hóa

    18/04/2004Nguyễn Trần BạtMỗi một dân tộc đều tranh luận với các dân tộc khác về hệ thống giá trị, về định nghĩa con người của mình mà không dịch chuyển đến cái ngưỡng của nó. Từ những năm cuối thế kỷ XX đến nay, trên thế giới xuất hiện một trào lưu mới, một hiện tượng văn hóa mới và rộng lớn, đó là hiện tượng toàn cầu hoá. Hiện tượng này đã phá vỡ từng mảng một sự cát cứ về tinh thần trên toàn thế giới...
  • Toàn Cầu Hoá như một xu thế văn hoá

    02/04/2014Nguyễn Trần Bạt,Toàn cầu hoá về kinh tế đã và vẫn đang là đề tài sôi nổi và nóng bỏng trên thế giới. Những cuộc họp của WTO luôn luôn kéo theo những cuộc biểu tình chống đối. Nhưng bất chấp tất cả những thứ đó, toàn cầu hoá đang tác động mạnh mẽ không chỉ đến các chính sách quốc gia mà còn len lỏi vào tận ngõ ngách đời sống toàn nhân loại...
  • Hiện đại hóa, toàn cầu hóa và vấn đề chảy máu chất xám

    01/12/2009Trần Hữu DũngỞ hầu hết mọi nơi trên thế giới, hiện tượng “chảy máu chất xám” (từ nước này sang nước khác) là một hiện tượng được nhiều người, trong chính quyền cũng như ngoài xã hội, đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, cho đến nay, sự chảy máu chất xám trầm trọng nhất vẫn là từ các quốc gia nghèo, kém phát triển Á, Phi, Mỹ La Tinh (và mới đây là Đông Âu) sang các quốc gia giàu, đã phát triển, ở Tây Âu và Bắc Mỹ.
  • Toàn cầu hóa và thay đổi chính trị

    05/11/2009Cao Huy ThuầnCác nước Tây phương tin rằng quá trình toàn cầu hóa sẽ làm thay đổi chế độ chính trị trong các nước chuyên chế khiến các nước này trước sau gì rồi cũng phải xuôi theo trào lưu dân chủ. Trước sau gì toàn cầu hóa kinh tế cũng đưa đến toàn cầu hóa chính trị, bởi vì dân chủ và thị trường có khuynh hướng đi kẹp đôi với nhau như một cặp bài trùng. Luận cứ đó ngây thơ chăng? Vững chắc chăng?
  • Toàn cầu hoá gặp thách thức

    04/08/2009Eric Beinhocker và Elizabeth Stephenson - Harvard Business Publishing - Như Nguyệt dịchTrước khi cuộc khủng hoảng xảy đến, toàn cầu hoá tưởng như là một xu thế khá bền vững. Tuy nhiên, quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu cũng đã hiện hữu một vài thách thức cụ thể.
  • Về sự hình thành, ảnh hưởng và nguyên nhân căn bản của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ

    23/06/2009ThS.Trần Thúy Ngọc dịchTừ đầu năm 2007 đến nay, nước Mỹ đã bùng phát cuộc khủng hoảng tín dụng trên thị trường thế chấp nhà đất, sự khủng hoảng của thị trường này đã nhanh chóng lan sang các khu vực tài chính khác, đồng thời mở rộng ra phạm vi toàn thế giới. Nhằm cung cấp cho bạn đọc tài liệu tham khảo về sự hình thành, ảnh hưởng và nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ, Tạp chí Triết học xin giới thiệu nội dung cuộc đối thoại giữa Giáo sư Trình Ân Phú và nhà kinh tế học nổi tiếng người Mỹ - Giáo sư David Kotz xung quanh vấn đề kinh tế chính trị nóng bỏng này.
  • Cái tất yếu thời toàn cầu hóa

    14/05/2009Minh NhânCó thể những người chủ trương “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” sẽ vô cùng bất bình, thậm chí phẫn nộ khi đứng trước những biểu hiện 100% tiếng nước ngoài hay nghe, xem đâu đó những từ vay mượn từ tiếng Anh như: festival ( liên hoan), bulding, villa ( nhà cao tầng, biệt thự), sale off ( hạ giá), fair play (chơi đẹp),… Song đối với số khác, hiện tượng này đơn giản chỉ là một phần tất yếu trong thời toàn cầu hóa.
  • Mưu sinh thời khủng hoảng

    23/03/2009Drew Taylor (Q.A. dịch)Người dân đang hạnh phúc với cuộc sống, tại sao ngăn cản cái hạnh phúc được sống như vậy? Mọi quốc gia đều phát triển hợp lý hơn khi sự quan tâm thực sự hướng đến người dân...
  • Mối quan hệ giữa các nền văn hóa

    08/02/2009Nguyễn Tấn HùngTrong bài viết này, khi chỉ ra bản chất của những mâu thuẫn giữa các nền văn hoá, văn minh, sự khác nhau giữa tôn giáo và văn minh, nguyên nhân của sự xung đột giữa các tôn giáo, sắc tộc giữa các cộng đồng dân tộc, tác giả đã đi đến khẳng định rằng, sự phát triển của văn hoá, văn minh không những không làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa các cộng đồng xã hội, mà trái lại, còn là điều kiện để các dân tộc xích lại gần nhau hơn...
  • Khủng hoảng kinh tế thế giới và những nhiệm vụ của năm 2009

    09/01/2009Nguyễn Trần BạtTrong thời đại đã toàn cầu hoá ngày nay, không quốc gia nào có quyền nói về những hiện tượng phát triển của mình mà không quan tâm, không phân tích hiện tượng tương đương của thế giới. Phải nói rằng, cho đến phút này, giới học giả và chính phủ trên thế giới chưa hình dung được đầy đủ cơ cấu của hiện tượng khủng hoảng kinh tế...
  • Toàn cầu hóa và những mặt trái

    29/06/2008Minh Bùi (tổng hợp)Cuốn sách "Toàn cầu hóa và những mặt trái" của nhà kinh tế học từng được giải Nobel - Joseph E. Stiglitz đóng góp một cái nhìn nghiêm khắc đến nghiệt ngã về toàn cầu hóa, đặc biệt nhấn mạnh vai trò của những tổ chức quốc tế như IMF, WTO, WB trong quá trình tất yếu không có cách nào cưỡng lại này...
  • Vượt qua khủng hoảng tài chính & suy thoái kinh tế

    25/06/2008Linh VũLàm thế nào để vượt qua khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế, như đã từng xảy ra ở các nước Châu Á thời điểm 1997-1999 và hiện đang xảy ra tại Mỹ? Trong phạm vi bài báo này người viết sẽ điểm qua bài học kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc vượt qua khủng hoảng và suy thoái trên con đường phục hồi kinh tế...
  • Toàn cầu hóa văn hóa

    08/05/2008Ths. Phạm Ngọc HàSuy nghĩ về những điều kiện phát triển của toàn cầu hoá nhằm xây dựng khái niệm chung sống giữa các nền văn hoá để trên cơ sở đó, cho phép nghiên cứu mối quan hệ của tam giác bản sắc - văn hoá - truyền thông là hết sức quan trọng và cần thiết. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả Dominique Wolton đã cho ra mắt cuốn sách Toàn cầu hóa văn hoá...
  • Toàn cầu hóa và những thay đổi của thế giới hiện đại

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtNói về thế giới hiện đại với những đòi hỏi có tính toàn cầu đối với mọi quốc gia không thể không đặt một câu hỏi có tính chất cốt lõi, đó là thời đại mà chúng ta đang sống có những đặc điểm chủ yếu nào?
  • Toàn cầu hoá, kinh tế thị trường và sự nghèo đói

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtTrên các phương tiện thông tin đại chúng, không chỉ ở Việt Nam mà hầu như trên toàn thế giới, người ta nói rất nhiều về sự nghèo đói và hiện tượng chênh lệch giàu nghèo. Tuy nhiên, ở đây có một điểm cần làm rõ, đó là phải phân biệt sự nghèo đói với khoảng cách chênh lệch giàu nghèo, sự nghèo đói và chênh lệch giàu nghèo với nhận thức về chúng...
  • Toàn cầu hóa về văn hoá

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtNgoài hai xu thế là dân chủ hóa về chính trị và tự do hóa về kinh tế còn có một xu thế lớn khác là toàn cầu hóa về văn hoá. Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, người ta nói nhiều đến toàn cầu hóa nhưng chủ yếu là nói về khía cạnh kinh tế. Nói như thế là phiến diện, mặc dù nó có lý do lịch sử...
  • Cải cách và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtMột khi coi cải cách là công cụ phát triển chủ động của con người cũng tức là đòi hỏi con người phải nhận thức được giới hạn của cải cách. Nghiên cứu về cải cách hay cơ sở lý luận của cải cách có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vì nó chứng minh sự cần thiết phải tiến hành cải cách thường xuyên và liên tục...
  • Cấu trúc Chính trị Toàn cầu

    13/11/2007SorosTheo sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, người ta nói nhiều về cấu trúc tài chính toàn cầu. Hầu như không có thảo luận nào về cấu trúc chính trị toàn cầu. Đây là một sự bỏ sót kì lạ, căn cứ vào nền chính trị quốc tế đầy rẫy xung đột, và các dàn xếp được nghĩ ra để giải quyết chúng là yếu hơn nhiều so với vũ đài tài chính...
  • Một Cấu trúc Tài chính Toàn cầu Mới

    13/11/2007SorosĐộ dài của khủng hoảng đã ngắn hơn nhiều và sự sa sút về hoạt động kinh tế nông hơn có thể dự kiến lúc đó. Điều này được coi như bằng chứng rằng các thị trường tài chính có cách tự hiệu chỉnh và rằng hệ thống tư bản toàn cầu như được cấu tạo hiện nay là cơ bản lành mạnh. Theo lẽ phải thông thường, các thiếu sót đã là ở các nước vấp phải khủng hoảng, chứ không phải ở bản thân hệ thống. Các thiếu sót đang trong quá trình sửa...
  • Khủng hoảng Tài chính 1997-1999

    13/11/2007SorosKhủng hoảng tài chính khởi đầu ở Thái Lan năm 1997 đã đặc biệt làm bực mình vì qui mô và tính khốc liệt của nó. Ở Soros Fund Management chúng tôi đã có thể thấy một khủng hoảng đến sáu tháng trước như những người khác, nhưng mức độ trục trặc làm cho mọi người ngạc nhiên...
  • Hệ thống Tư bản Chủ nghĩa Toàn cầu

    13/11/2007SorosLuận điểm của tôi là hệ thống tư bản chủ nghĩa toàn cầu thịnh hành ngày nay là một dạng bị bóp méo của xã hội mở. Nó tin quá nhiều vào động cơ lợi nhuận và cạnh tranh và không bảo vệ lợi ích chung thông qua ra quyết định hợp tác. Đồng thời, nó để quá nhiều quyền lực vào tay các nhà nước có chủ quyền, thường vượt quá sự kiểm soát dân sự...
  • Giao lưu văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa

    22/08/2007GS. Hồ Sĩ VịnhGiao lưu văn hóa là một quy luật của thời đại, là hiện tượng phổ biến của xã hội loài người. Nhờ GLVH đúng hướng mà các nước chậm phát triển có cơ hội trở thành nước phát triển. Trong mọi hoạt động văn hóa Ðảng và Nhà nước ta bao giờ cũng nêu cao định đề biện chứng : kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
  • Toàn cầu hóa và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam

    15/08/2007Đinh Quang TyGiữa các nước và các bộ phận xã hội ở mỗi nước vẫn đang tồn tại sự khác biệt đáng kể về nhận thức cũng như trong hành động trước toàn cầu hóa. Những nước và các nhóm xã hội yếu thế thường bị thua thiệt do tác động từ những mặt trái của toàn cầu hóa và luôn phản đối nó hoặc trong tâm thế thích ứng bị động...
  • Chủ quyền quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế hiện nay

    14/07/2007Nguyễn Tuấn DũngViệc bảo đảm chủ quyền của mỗi quốc gia phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, chịu sự tác động của các nhân tố kinh tế, chính trị, quân sự… Trong phạm vi bài viết này, nêu lên một vài suy nghĩ về chủ quyền quốc gia Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế hiện nay...
  • Việt Nam và toàn cầu hóa

    12/12/2006TS. Nguyễn Quang ANhiều người có lý khi cho rằng qúa trình toàn cầu hóa mới bắt đầu ở Việt Nam từ 1986. Nếu như toàn cầu hóa như một qúa trình như trên, ở tầm dài hơn thì cũng có thể hình dung khác đi một chút...
  • Bức tranh toàn cầu hóa

    04/12/2006Đặng Phương KiệtNhững con số được trích dẫn sau đây rút ra từ tác phẩm "Cuộccách mạnggiáo dục" . Một sốliệu có thể không chính xác 100%vì lý do thế giới thay đổi nhanh chóng. Song dẫu sao chúng vẫn được xem là những xu thế phát triển đang làm lay động các nền kinh tếvà các quốcgia trên khắp thế giới...
  • Toàn cầu hóa và sự phát triển hiện tại của triết học macxít

    07/09/2008Âu Dương KhangMặc dù chưa lý giải sâu, song C.Mác và Ph.Ăngghen đã có những dự đoán khoa học về xu thế lịch sử của toàn cầu hóa. Theo tác giả, lý luận của chủ nghĩa Mác chính là một loại lý luận mang tính hiện đại và đến nay, những khẳng định mang tính lịch sử của C.Mác về các giá trị của tính hiện đại vẫn còn giữ nguyên ý nghĩa...
  • Những thách thức của toàn cầu hóa

    27/10/2006Nguyễn Trọng ChuẩnToàn cầu hoá được nói đến ở đây trước hết và chủ yếu là toàn cầu hoá kinh tế. "Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh", vừa tạo ra những cơ hội cho sự phát triển...
  • Toàn cầu hóa

    01/10/2006Bửu ÝToàn cầu hoá là một hiện tượng thời đại toàn cầu không cưỡng lại được. Nhưng không phải chỉ có toàn cầu hoá. Tính đa dạng trên thế giới, thể hiện đặc biệt bằng nhũng đặc trưng văn hoá, thường mang tính phi sản xuất, đi ngược lại những làn sóng doanh thương, hoặc kìm hãm nó. Nhung tính đa dạng ấy nó quan trọng, thiết yếu, không những nói lên những giá trị truyền thống, còn bảo đảm sự trường tồn của quốc gia, mang giá trị nội tại của sinh mệnh quốc gia ấy...
  • Một số thách thức của quá trình toàn cầu hóa đối với Việt Nam hiện nay

    01/08/2006TS. Phạm Văn ĐứcToàn cầuhoá hiện đang là xu thế tất yếu, khách quan, tác động mạnh mẽ tới tất cả các quốcgia, dân tộc, đến đời sống xã hội của cả cộngđồng nhân loại, cũng như cuộc sống của mỗicon người. Toàn cầu hoá không chỉ tạora cho các nước những cơhội, mà cả những thách thức to lớn. Trong cácthách thức đóthì thách thức về văn hoá, về việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, các giá trị truyền thống được coi là một trong những thách thức lớn nhất đối với các nước đang phát triển...
  • Toàn cầu hóa, được và mất

    09/05/2006GS. Văn Như CươngToàn cầu hóa về bản chất là sự mở rộng thị trường ra ngoài biên giới quốc gia, một mong muốn hiển nhiên của những quốc gia có nền kinh tế mạnh hơn, sản xuất được nhiều hàng hóa hơn so với các nước khác. Quy luật muôn đời vẫn là: có thị trướng rộng lớn hơn, có nhiều khách hàng hơn thì lợi nhuận càng cao hơn.
  • Toàn cầu hóa và vận hội của Việt Nam

    28/03/2006Vũ Thành Tự AnhToàn cầu hóa không phải là một hiện tượng gì mới lạ trong lịch sử phát triển của loài người, có mới đi chăng nữa chỉ là ở chỗ làn sóng toàn cầu hóa thời nay xảy ra với tốc độ cao hơn, cường độ mạnh hơn, và phạm vi rộng lớn hơn rất nhiều so với trước đây mà. Và dân tộc ta đã có ý thức chủ động hòa mình vào làn sóng ấy...
  • Năng lực tư duy toàn cầu

    23/03/2006TS Nguyễn Sĩ Dũng (thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng)Trong một đất nước đang xây dựng hòa bình và chủ động hội nhập, thì việc nâng cao sức chiến đấu không biết sẽ cần thiết và hữu ích đến đâu, nhưng việc nâng cao năng lực lãnh đạo đúng là một đòi hỏi hết sức cấp bách...
  • Toàn cầu hoá: Cuối cùng đó là một trái đất phẳng

    05/02/2006Thomas L. Friedman, “It’s a Flat World, After All”, The New York TimesNăm 1492, Christopher Columbus vượt biển tới Ấn Độ, đi về hướng Tây. Ông trở về quê hương và tuyên bố: “Trái đất tròn”. 512 năm sau, tôi cũng bay tới Ấn Độ bằng máy bay hãng Lufthansa. Tôi đi về hướng đông. Trở về nhà tôi thì thầm với vợ mình: “Trái đất phẳng”...
  • Điểm hẹn của trí thức toàn cầu

    12/01/2006Minh Hoàn“Điểm hẹn của trí thức toàn cầu” là lời khen tặng của tờ New York Times dành cho trang web http://www.aldaily.com/, sau khi trang web này được trao giải webbys trong lĩnh vực Internet (có giá trị như giải Oscar trong lĩnh vực điện ảnh), đánh bại các trang báo điện tử lớn như CNN, BBC… vào năm 2002. Nhưng không nhiều người biết một trong hai tác giả của “Oscar” Internet đó là một người Việt, GS. Trần Hữu Dũng, Khoa Kinh tế, Đại học Wright State (Dayton, bang Ohio, Mỹ)...
  • Xây dựng hệ tiêu chuẩn văn hoá chính trị toàn cầu

    22/10/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsultToàn cầu hoá là một quá trình tương tác trên quy mô toàn cầu của các loại hình hoạt động xã hội trong đó có loại hình hoạt động chính trị. Thể hiện cơ bản nhất của toàn cầu hoá là sự hợp tác toàn cầu. Xây dựng nền văn hoá chính trị có quy mô toàn cầu chính là xây dựng hệ ngôn ngữ chính trị để tất cả những người đại diện trên thế giới này có thể đối thoại, và cũng chính là loại bỏ những mặt dị biệt thái quá đồng thời thời tìm kiếm những mặt chung nhất liên quan đến lợi ích toàn cầu làm xuất phát điểm cho những cuộc đối thoại đó.
  • Toàn cầu hoá – Cơ hội và thách thức

    19/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupKhông ai có thể phủ nhận được rằng toàn cầu hoá đem đến cho nhân loại, cả những nước phát triển lẫn những nước chậm phát triển, những cơ hội phát triển to lớn. Những nhà lãnh đạo sáng suốt đang ra sức lựa chọn những chiến lược phát triển vừa khôn khéo vừa kiên quyết để đưa đất nước mình tiến lên phía trước. Nhưng bên cạnh đó, chúng ta cũng nghe thấy nhiều giọng nói từ khắp các châu lục đang gióng lên những lời cảnh báo về mối đe doạ của lối sống phương Tây...
  • Hội nhập quốc tế: Cơ hội và thách thức đối với giá trị truyền thống trong điều kiện toàn cầu hóa

    19/07/2005Nguyễn Trọng ChuẩnQuá trình toàn cầu hóa đang diễn ra hiện nay là hệ quả của sự phát triển vô cùng mạnh mẽ, mang tính chất đột biến của khoa học và công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin. Các phương tiện hiện đại của công nghệ thông tin, trước hết là mạng Internet, mạng viễn thông toàn cầu, cáp quang xuyên đại dương, các mạng kết nối siêu lộ thông tin, … đã tạo ra kết cấu hạ tầng kỹ thuật của toàn cầu hóa.
  • Toàn cầu hoá và sự đa dạng văn hoá

    18/07/2005Dương Thuấn, Mai Văn HaiVăn hoá Việt Nam đang có nguy cơ bị văn hoá nước ngoài lấn át và mất dần đi bản sắc dân tộc! Đã có không ít bài viết cảnh báo về vấn đề này và bày tỏ sự quan ngại đó. Thực tế có đáng lo như vậy hay không? Trước tình hình toàn cầu hoá nhanh chóng như hiện nay, hội nhập là tất yếu, không có con đường nào khác nếu muốn phát triển. Để làm sáng tỏ về vấn đề này, chúng tôi muốn nói đến việc toàn cầu hoá và sự đa dạng văn hoá.
  • xem toàn bộ