Văn hóa là hiểu biết và thương yêu

08:44 SA @ Thứ Tư - 16 Tháng Ba, 2016

Văn hóa là những gì làm cho con người rộng hơn và sâu hơn (hoặc cao hơn, sâu hay cao chỉ là một cách nói). Phát triển con người cả bề rộng lẫn bề sâu. Đó là sự hoàn thiện hóa con người.

Gặp một người hiểu biết nhiều vấn đề, chúng ta nói: người ấy học rộng. Rồi nếu người ấy lý giải nhiều vấn đề một cách thấu triệt, chúng ta nói: người ấy sâu sắc.

Tất cả những kiến thức từ khoa học kỹ thuật, kinh tế, chính trị, văn học nghệ thuật, triết học và tôn giáo và từ cuộc sống hàng ngày (đời sống là một cuốn sách vĩ đại nhất) đều đem lại cho chúng ta chiều rộng và chiêu sâu, đều mở rộng con người và đào sâu (hay nâng cao) con người.

Chính bề rộng và bề sâu ấy quyết định chất lượng cuộc sống của chúng ta. Cùng ngồi với nhau trong một quán nước trên bờ biển người nào có văn hóa nhiều hơn (nghĩa là bề rộng và bề sâu nhiều hơn) sẽ hưởng thụ được nhiều hơn. Người ấy hưởng thụ bề rộng và bề sâu những kỷ niệm, nghĩa là quá khứ, hưởng thụ bề rộng và bề sâu của hiện tại và bề rộng và bề sâu của tương lai. Không phải viện dẫn đến một nguyên lý "Vạn pháp duy tam tạo", chính bề rộng và bề sâu của tâm thức một người khiến họ hưởng thụ được bề rộng và bề sâu của đời sống. Cũng một người nếu có thiền định đều đặn, chỉ cần hít vào một hơi thở cũng đủ làm say còn hơn là hít không khí biển (có biển thì quá tốt nhưng hiện giờ đang ở thành phố thì sao?).

Người ta thường nói: "Văn hóa là cái gì còn lại sau khi tiêu hóa hết mọi kiến thức kinh nghiệm". Cái còn lại đó là bề rộng và bề sâu của tâm thức và cả nội dung của nó. Bề rộng và bề sâu của tâm thức do học hỏi (Văn). suy nghĩ (Tư) và thực hành (Tu) mà thành. Sự thu thập kiến thức (Văn), sự chọn lọc, suy nghĩ, chiêm nghiệm, đào sâu kiến thức đã nghe được (Tư) và đưa vào thực hành, thể nghiệm, đưa vào cuộc sống (Tu). Từ đay chúng ta có những lóe sáng của trực giác là sự hiểu biết cấp cao. Cũng phải thấy rằng có những kiến thức, những kinh nghiệm không làm sâu rộng tâm thức mà chỉ làm chật trí óc, vô bổ có khi còn làm cho tâm thức bệnh hoạn nữa. Kiến thức dù tốt nhưng không được tiếp nhận một cách khách quan mà với tính chủ quan lại được điều động bởi những tình cảm xấu (chứ không phải tình thương) thì có tác dụng ngược lại, làm cho trí óc thêm chật hẹp nặng nề. Cũng cần phải thấy rằng, để làm rộng sâu tâm thức, nếu chú trọng đến thực hành thì một số kiến thức (Văn) là đủ. vì những phương pháp thiền định (Tu) sẽ trực tiếp làm rộng và sâu tâm thức. Đây cũng là con đường học trực tiếp nhất, phật giáo là con đường của sự học, từ người bình thường đến bậc Hữu học (có học, biết học) và cuối cùng đến bậc Vô học (không còn gì đế học nữa).

Đó là con đường đi từ không biết (vô minh) đến sự hiếu biết hoàn toàn. Đó cũng là con đường an vui vì biết làm lợi lạc cho mình và cho người khác, cũng là con đường giải quyết khổ đau cho mình và cho người, bởi vì khổ đau là do sự không biết, biết sai, biết méo mó sinh ra. Đó là con đường của sự học suốt đời. Học hiểu biết, học thương yêu và học hành động. Cái học ấy không chỉ là hiểu biết hiện tượng bên ngoài của vạn vật mà còn hiểu biết tất cả trong thực tế.



Văn hóa theo chữ Tây phương là culture, nghĩa là nuôi dưỡng, trồng trọt, chăm bón (như agriculture: nghề nông). Khổng giáo cũng nói trồng người (thụ nhân). Nuôi dưỡng chăm bón cái gì? Nuôi dưỡng chăm bón sự hiểu biết và lòng thương yêu, từ đó có mọi đức tính khác và có hành động. Hiểu biết và thương yêu thậm chí là bản năng, bản năng gốc của con người. Aristote nói: "Tất cả loài người về bản chất đều khao khát hiểu biết". Cũng nhờ hai yếu tố căn bản ấy mà loài người xứng đáng quản lý, nuôi dưỡng muôn loài, muôn vật, nói chung là trái đất và cả vũ trụ này. Mọi hành động đều đúng, đều hợp lý nếu đầy đủ hai yếu tố đó.

Hiểu biết.thương yêu và hành động.đó là triết học vĩnh cửu (philosophia perennis), văn hóa vĩnh cửu. Bởi vì cho đến lúc tận cùng của loài người và trái đất sẽ không có một nhà lãnh đạo dù bất cứ của ngành học thuật nào có thể cho rằng sự vô minh không biết là cái cần trau dồi thay vì hiểu biết, lòng thù hận là cái cần chăm bón thay vì lòng thương yêu. Mục đích và phương cách hoạt động của các ngành thuộc về con người, chính trị, kinh tế, pháp luật, hành chánh… đều để đưa đến sự hài hòa trong xã hội và trong thế giới. Hài hòa đó là sự biểu lộ có thể thấy được của tình thương và hiểu biết. Thiếu hai yếu tố căn bản này những ngành hoạt động ấy thay vì phục vụ cho con người thì lại cản trở sự phát triển của con người, có khi còn gây tai họa cho nó.

Trong thế kỷ XX, chúng ta đó có hai cuộc thế chiến và những cuộc chiến tranh ngày nay vẫn còn xảy ra và sự suy hoại của trái đất. Chỉ hai đều đó đủ cho chúng ta thấy chúng ta còn thiếu hiểu biết và thương yêu con người và trái đất. Chúng ta có khá nhiêu hiểu biết về thế giới và con người trên bình diện vật lý và hiện tượng, nhưng chúng ta còn biết khá ít thế giới và con người ở bình diện cao hơn và rộng hơn. Nói thẳng ra, chúng ta tiến rất nhanh về khoa học vật chất, nhưng tiến rất chậm về văn hóa và tâm linh.

Hiểu biết. thương yêu và hành động (mà thuật ngữ Phật giáo gọi là Hạnh) là sự phát triển của con người. Sự phát triển vật chất để đạt đến ngưỡng và bão hòa (đối với chính con người và thế giới) nhưng sự phát triển của hiểu biết và thương yêu là vô hạn. Thế cũng có nghĩa là sự phát triển của con người là vô hạn. Giá trị một con người hay một xã hội được đánh giá theo mức độ phát triển của hai yếu tố căn bản này.

Hiểu biết và yêu thương tương tác lẫn nhau. Ít hiểu biết thì cũng ít thương yêu, có nhiều chăng thì chỉ là tình cảm chấp trước mù quáng, nghĩa là càng thêm mê muội. Và muốn hiểu biết phải có thương yêu. Muốn hiểu biết thiên nhiên hay con người thì phải thương yêu nó. Chính hiểu biết và thương yêu đem đến sự tiến bộ, sự chuyển hóa cho con người. Càng hiểu biết, càng thương yêu, càng hành động có chiều rộng và chiều cao, con người càng được chuyển hóa, càng thăng tiến. Hiểu biết và thương yêu không chỉ là mục tiêu và hoạt động hiệu lực của văn hóa. Chúng còn là suối nguồn của văn hóa, suối nguồn tâm linh, suối nguồn tôn giáo. Tiên cảm được những điều cốt nõi này. Mặc dù vào thời đó kinh sách Phật giáo được dịch ra còn rất ít. Einstein đã có một nhận định tầm nhìn sâu rộng: “Phật giáo có những đặc trưng của một tôn giáo mang tính toàn cầu trong tương lai mà mọi người mong đợi. Nó vượt khỏi giới hạn của việc thờ cúng cá nhân một vị thần hay bậc thánh và tránh được chủ nghĩa giáo điều hay thần học, nó bao hàm cả lĩnh vực tự nhiên và siêu nhiên, và nó dựa trên một cảm nhận tâm linh xuất phát từ kinh nghiệm tiếp xúc với mọi vật dù mang tính tự nhiên hay siêu nhiên như một tổng thể có ý nghĩa. Nếu có một tôn giáo nào có khả năng đáp ứng được những nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó chính là Phát giáo”.

Hiểu biết, thương yêu và hành động là ba cái tạo thành cốt tủy của văn hoá. Văn hoá là ba cột trụ ấy, kiến tạo nên một cuộc đời đáng sống và đầy đủ ý nghĩa của chức phận làm người.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Văn hóa và hội nhập

    08/04/2020Vương Trí NhànLúc bình tĩnh ngồi nghĩ, lại cảm thấy nhờ thế được nâng mình lên. Và quan trọng nhất, qua cái sự kiếm cơm của thiên hạ, tự nhận ra con người thực của mình. Với từng cá nhân cũng vậy mà với cả xã hội cũng vậy...
  • Một số lời nói hay của nhà Phật

    13/06/2018DQA (Sưu tầm)Kẻ thù lớn nhất trong cuộc đời là chính mình. Câu nói này rất quan trọng. Trong cuộc đời chúng ta thường có một số kẻ thù, như bọn lưu manh, vô lại, kẻ tiểu nhân... Bọn cầm thú mặc quần áo người đó vô cùng tàn ác, nhưng nếu nhìn thấu, thì bọn chúng cũng chỉ là lớp cặn bã...
  • Sống trọn ba chiều thời gian

    20/01/2018Phan QuangNgười Việt Nam ta sống trọn cái hiện tại, đồng thời chăm chút cho tương lai không biết mấy là đủ, tôn vinh quá khứ chẳng bao giờ là thừa...
  • Cá chép vượt vũ môn

    03/06/2017Bùi Quang Minh (nick CaChep)Cá chép là biểu tượng cho sự kiên trì, bền chí. Trong truyền thuyết thường có câu chuyện cá chép hoá rồng, vì thế cá chép được coi như rồng - một con vật linh thiêng cao quý...
  • Đọc để sống

    24/02/2016Quách Tuấn KhanhMột cuốn sách có giá trị luôn được tác giả, có khi không phải là một mà là nhiều người "vắt tim, vắt óc" viết ra. Vì vậy, có thể nói không quá là những điều đúc kết từ sách là cả một đời người, hoặc cả thế hệ của nhiều người đã sống và chiêm nghiệm...
  • Sống chủ động trong thông tin toàn cầu

    22/10/2015Xuân Anh…“Đừng cho rằng người Việt do hội nhập chậm mà chúng ta hạn chế, chúng ta tiếp nhận thông tin ồ ạt, không chọn lọc. Chúng ta bắt mỗi một người phải chọn lọc là chúng ta trao cho con người một gánh nặng không cần thiết. Chính thực tế cuộc sống chọn lọc chứ không phải mỗi một người chọn lọc”…
  • Văn hóa và giao lưu

    08/01/2015Đặng Nhật MinhGiao lưu văn hóa là một hành xử hai chiều: Đem tinh hoa văn hóa của mình giới thiệu với người nước ngoài và ngược lại đem những tinh hoa văn hóa từ bên ngoài để giới thiệu với người trong nước, qua đó học hỏi làm giàu thêm cho văn hóa của nước mình. Vế thứ nhất chúng ta đã làm và làm tốt...
  • Giá trị của một xã hội “thành tín”

    27/10/2014Ths. Đặng Vũ Cảnh LinhMột xã hội coi trọng giá trị của niềm tin là xã hội có khả năng năng phát triển bền vững...
  • Về vấn đề mưu cầu hạnh phúc cá nhân và ý nghĩa của nó đối với xã hội ta hiện nay

    03/05/2014PGS, PTS. Nguyễn Tấn HùngHạnh phúc và mưu cầu hạnh phúc cá nhân là vấn đề luôn được quan tâm trong lịch sử triết học. Bài viết điểm qua các quan niệm trong lịch sử triết học - cả phương Đông và phương Tây - về vấn đề quan trọng này. Thông qua cách nhìn mácxít về hạnh phúc, bài viết xác định một vài vấn đề đang đặt ra trong xã hội ta hiện nay...
  • Mọi nền văn hóa đều đẹp

    12/04/2014GS, TS Phạm Đức DươngTrong sự vươn lên của các Quốc gia Châu Á cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ 21, nhiều người đã đi tìm câu hỏi: Phải chăng nền văn hóa Châu Á đang trở lại thời kỳ phát triển rực rỡ, thậm chí có xu hướng vượt trội so với các nền văn hóa khác...
  • Những kiến giải của M. Gorki về con người

    27/01/2012Hồ Sĩ VịnhM.Gorki đã đưa ra một luận điểm hào sảng: Tất cả ở trong Con người, tất cả để cho Con người...
  • Con người phải hợp lý

    18/03/2008Hồng Thanh QuangTrong cách ứng xử và trình bày quan điểm của con người này luôn có một cái gì đó tinh tế, nhẹ nhàng, thậm chí gượng nhẹ, như thể không muốn "làm đau dẫu chỉ một chiếc lá trên cành", mặc dầu những vấn đề mà tôi từng được nghe ông nói trên truyền hình hoặc trình bày trong các bài báo đều nóng bỏng...
  • Thế giới quan – chiếc la bàn định hướng cuộc sống

    27/12/2007Bùi Quang MinhHành trang cuộc sống của mỗi người luôn luôn cần tới những tri thức, trí tuệ sâu sắc. Thế giới quan là thứ không thể thiếu được trong hành trang trí tuệ ấy của mỗi người. Nó là cái cần phải được từng người tự học hỏi, chăm lo, đổi mới để có thể nhìn, hiểu và làm theo những luận điểm tổng quát góp phần như một chiếc la bàn định hướng cuộc sống...
  • Tự do văn hóa và phát triển

    28/09/2007TS. Phan Công KhanhBài viết đề cập đến mối quan hệ giữa 3 phạm trù: tự do, văn hoá và phát triển. Sự gặp gỡ giữa ba phạm trù này là ở chỗ, chúng phát triển những năng lực của con người. Chúng như là sự hiện thực hoá khát vọng hướng tới các giá trị chân, thiện, mỹ của con người...
  • Soi vào sách để sống không sai lầm

    05/06/2007Vương Mông - Nhuệ Anh dịch từ Nhân dân nhật báo hải ngoại bản, 15/05/2007Một vòng hội chợ sách toàn quốc ở Trùng Khánh, ấn tượng còn lại trong tôi, ấy là địa điểm rộng, người ghé thăm cực kỳ đông, không chỉ là một hội chợ sách mà còn là một ngày hội đọc sách, ngày tết văn hóa. Điều này cũng nói lên rằng, trong thời đại Internet, không ít người vẫn giữ được cảm tình với sách.
  • Phát triển kinh tế và văn hóa

    10/05/2007Nguyễn Thế ĐăngTất cả chúng ta đều đồng ý là sự phát triển kinh tế càng ngày càng tăng sau đổi mới đã làm cho cuộc sống dân chúng khá lên, và đến năm 2010 chúng ta sẽ thoát khỏi nhóm các nước đói nghèo. Nhưng không nhiều người chú trọng vào văn hóa, như là động lực của kinh tế, như ý kiến của UNESCO...
  • Cảm nghĩ thời đại lúc vào xuân

    29/03/2007Nguyễn Khắc MaiTôi không thể không làm một việc cần thiết: gửi một lời chúc xuân tới quý bạn đọc, những tri kỷ của mình. Thật may mắn, tôi đã tìm được lời chúc xuân rất có ý nghĩa trong một bài thơ của Ngô Thì Nhậm "Nhập Xuân đa giai thụy" (Vào xuân với nhiều điều Đẹp giai, Lành - thụy).
  • Thành tâm và bình đẳng trong đối thoại

    24/03/2007Nguyễn Quang ThânLần đầu tiên ở nước ta, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đối thoại trực tiếp và công khai với QuốcHội với dân chúng. Kết quả do những cuộc đối thoại ấy chưa biết ngay được. Đối thoại vẫnlà một nghệ thuật cần phải học hỏi. Nhưng là chuyện lần đầu tiên có ở nước ta nêncó thể nói đó là một biểu hiện rất đáng mừng...
  • “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”

    26/02/2007GS. Đặng Xuân Kỳ chủ biên. Nhà XB Chính trị Quốc gia – 2005Nền văn hóa Việt Nam được hình thành và phát triển trong lịch sử lâu dài của dân tộc không phải là kết quả vận động chỉ riêng những yếu tố nội sinh. Trong diễn văn khai mạc Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất ngày 24/11/1946, Hồ Chí Minh nói: “Văn hóa Việt Nam là ảnh hưởng lẫn nhau của văn hóa Đông phương và Tây phương chung đúc lại…
  • Văn hoá và... “văn hoá”

    21/12/2006Lê Thanh ĐứcQuá khứ văn hoá có trở lại được không, quá khứ văn hoá không việc gì phải “trở lại”, nhưng thích nghi, dịch chuyển và tiếp biến liền mạch sang hiện tại và cả tương lai. Hình thái có thể khác, nhưng tinh hoa không mai một...
  • Con người văn hóa trong tư tưởng của một số doanh nhân dân tộc

    01/01/1900Nguyễn Bình YênSo với một số nước có nền văn minh phát triển sớm như TrungQuốc, Ấn Độ và một số nước TâyÂu thì Việt Nam không có những học thuyết tư tưởng lớn có vai trò chi phối sự phát triển xã hội như Nho gia, Đạo gia...
  • Vấn đề giáo dục đạo đức và nếp sống văn hóa gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay

    01/01/1900Lê Ngọc AnhBên cạnh những người vẫn giữ được lòng hiếu thảo với cha mẹ, vượt lên khó khăn, sống có hoài bão, đã xuất hiện lối sống thực dụng, phóng đãng, xem nhẹ hoặc không còn biết đến lòng hiếu thảo là gì. Cũng đã có không ít người vội quên đi cuộc sống vất vả, khó khăn nơi thôn dã mà trước đó ít lâu họ đã nếm trải để chạy theo lối sống phung phí tiền bạc, lạnh lùng, thậm chí coi thường và xa lánh nhưng người có cuộc sống hiện còn nghèo khó.
  • Văn hóa và hội nhập

    24/11/2006Vương Trí NhànVới hội nhập, chúng ta đã tự khác đi bao nhiêu để rồi trong thâm tâm lại biết rằng ngày mai còn khác nữa, tuy rằng cái cốt cách lớn của dân tộc thì chẳng bao giờ suy suyển...
  • Những vấn đề con người và tu dưỡng trong Phật giáo

    12/05/2006Đạo Phật không thừa nhận quan điểm thần quyền của kinh Veda, không quy phục sự bất bình đẳng tôn giáo trong đạo Balamôn. Thời đó, đạo Phật xuất hiện như một hệ tư tưởng tiến bộ, vô thần, bảo vệ quyền bình đẳng của con người trong xã hội đẳng cấp tôn giáo...
  • xem toàn bộ