Mẹ tôi - giá trị cũ
Tôi nhớ mẹ tôi xưa là một công chức thời Pháp.
Thỉnh thoảng ngồi khâu vá bên cạnh chúng tôi đang học, bà hỏi: "Văn học Nga có hay không con?” Chúng tôi kể cho bà nghe về hai ông Tolstoi, về "Chiến tranh và hoà bình", "Con đường đau khổ" và "Anna Karenina", "Tội ác và trừng phạt", "Anh em nhà Karamazov" của Dostoevski. Có khi tôi còn cao hứng đọc thơ của
Mẹ có nhiều bạn gái - bà giáo thân, cùng thời, cùng tuổi, cùng mê thơ lãng mạn Pháp. Trong số họ, cũng có người khổ vì con cái ích kỷ. Có bà sống một mình, dù con rất giỏi và thành đạt. Cho dù họ cư xử không mấy mặn mà với mẹ mình, nhưng mẹ lại luôn tự hào về họ và nhớ mãi tuổi thơ con đã lớn lên đáng yêu như thế nào.
Mẹ đau ốm lúc tuổi già, các con xa vắng, có đứa do đời đẩy đưa đã vào làm ăn ở
Mẹ tôi đọc ca dao cho chúng tôi nghe. Không giống người bà đưa võng ở quê đọc. Kiểu hoặc ru "con cò bay lả bay la", mẹ có cách nhìn riêng tư vào câu ca dao. Mẹ bảo có lẽ bài ca dao là hay nhất trong vô số kiệt tác là bài "Con cò mà đi ăn đêm, đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao". Vậy hay nhất chỗ nào? Ở chỗ cò mẹ yêu con, luôn nghĩ lợi cho con, ngay cả khi chết đi rồi, người ta vớt xác lên, lấy bộ lòng đem xáo măng mà cò mẹ vẫn còn van nỉ: "Có xáo thì xáo nước trong, đừng xáo nước đục đau lòng cò con....”.
Chắc hẳn nhân vật “mẹ tôi" trên đây là thế hệ trên nữa, có lẽ là bà tôi thì đúng hơn. Thế hệ kháng chiến, thề hệ công chức của Pháp chắc đã già lắm, mất đi nhiều rồi. Thế hệ mẹ tôi cũng đã già, bởi vì chúng tôi hôm nay - những “nhân vật trung tâm" của xã hội đều là cán bộ, doanh nhân ngoài 30 tuổi. Bây giờ chúng tôi giỏi tiếng Anh, vi tính, đã có con vài tuổi. Lần lượt chúng ta ai cũng phải đi con đường ấy: làm cha mẹ, ông bà, rối xa lìa con cái. Tất nhiên, chuyện làmông bà hãy còn xa, bây giờ chúng tôi đang sống với xã hội tiêu dùng. Chúng tôi phải sống hài hòa với chính mình, làm cái gì minh thích, thoải mái, tiện nghi. Còn mẹ tôi vẫn bảo rằng thời gian tiêu dùng của các con đúng là khó ai cường được, nhưng thật ra tất cả những thử làm con người saymê như đồ hiệu, quảng cáo, truyền thông giải trí...không có tác dụng giáo dục, mà đơn thuần chỉ là một sự kiện kinh tề. Chúng tôi phải chạy theo nỗi cam go của thời đại, nhưng mẹ tôi bảo xã hội muốn tồn tại được vẫn phải theo "chuyện xưa", bao gồm nền tảng đạo đức, giá trị của cái đúng, cái tốt, cái đẹp. Mẹ tôi lại tiếp tục dạy các con tôi
Không biết mẹ tôi ứng xử thế nào trong xã hội tiêu dùng và giao kết điện tử như hiện nay. Tôi không rõ, bởi đó là thử thách cam go của thời chúng tôi. Những bà mẹ hiện đại nhất cũng bị thử thách và hiếm ai có đủ tự tin. Nhưng thật ra, trong sâu thẳm, chính nhân cách sống, chính quan niệm về đạo đức, về điều tốt đẹp của mẹ đã nuôi sống những đứa con mà bà đang gửi chúng vào xã hội hiện đại.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất Thịnh"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường